Ngày xưa, từ vua quan đến người thường không phân biệt trai gái, già trẻ đều mặc áo dài đúng theo cổ tục. Có một anh đánh cá ở ven biển rất nghèo túng mà vẫn phải mặc áo dài đàng hoàng như mọi người. Vì nghèo quá, túng trước hụt sau, cái áo dài rách thêm hoài, ch83ng những không tiền để may áo khác mà còn không có vải vụn để vá, nên anh đành phải xé vạt áo trước, rồi xé vạt áo sau để vá các chỗ rách ở trên, riết rồi cái áo của anh thành cụt ngủn trên mông, những chỗ đắp vá làm cho cái áo có đốm có khoanh như cái mai rùa.
Một hôm, anh đang mặc cái áo cà khổ ấy đi dọc theo mé biển kiếm nơi đánh cá, thình lình nghe tiếng quân lính la ó vang dậy. Nhìn ra xa thấy cờ xí rợp trời, quan quân rầm rộ, anh sợ quá không biết làm sao. Từ chỗ anh đứng lội lên bờ thì quá xa, không thể nào chạy kịp. Trong lúc luýnh quýnh, chân anh lún sâu trong bùn, anh phải chống hai tay xuống để rút chân lên, nhưng không được. Lúc đó vua quan đã đến gần, thấy anh mình mặc cái áo ngắn bị bùn khô dính dày cứng, màu mốc thích, búi tóc vảnh lên nhòn nhọn. trông xa anh giống như con rùa lớn.
Thấy lạ, nhà vua truyền lính dừng chân ghế lại. Vua sai quân lính lội xuống bắt con vật lên cho vua coi. Anh nghe toán lính vừa lội vừa bàn tán: người thì bảo con rùa, kẻ thì nói là con ba ba, cãi nhau um sùm. Đến khi lại gần, họ hết sức ngạc nhiên và bắt anh để trình vua. Anh run sợ, mếu máo nói rõ hoàn cảnh của mình.
Nhà vua thương hại mỉm cười bảo:
– Khanh đừng sợ! Khanh không có tội gì đâu! Tội mà khi nãy trẫm ngỡ là con ba ba chứ đâu có ngờ thanh lại mặc … ba ba!
Đoạn nhà vua đem vàng bạc, gấm vóc ban tặng cho anh đánh cá.
Anh rạ ơn vua, về nhà lòng mừng khấp khởi. Nhờ số vàng bạc ấy, anh trở nên khá giả và anh vẫn giữ kỹ cái áo “ba ba” để có dịp đem ra khoe với làng xóm bạn bè.
Từ đó về sau, trong dân gian nhiếu người nghèo khổ cũng bắt chước anh may áo ngắn để mặc cho đỡ tốn vải và cũng kêu là áo “ba bà”. Kiểu áo “ba ba” lần lần được nhiều người dùng vì nó gọn gàng, xoay trở không bị vướng víu khi làm lụng. Dần dà trong giới phụ nữ thấy kiểu áo “ba ba” gọn gàng và thanh lịch, kín đáo nên cũng may mặc. Các chàng trai thếy các cô mặc áo bèn gọi đùa là “bà ba”.
Từ đó hễ đàn ông con trai mặc thì gọi là áo “ba ba”, còn đàn bà con gái mặc áo “bà ba”. Lâu dần người ta quên mất sự tích “ba ba” mà chỉ gọi là áo bà ba.
Trải qua bao năm tháng, cái áo bà ba trở thành thông dụng phổ biến và lưu truyền đến ngày nay ở toàn vùng Nam bộ.
KHẢO DỊ
Theo một số kỳ lão ở Cái Mơn (Bến Tre, Cửu Long) thì cách đây chưa đầy hai trăm năm, ở Mã Lai có một giống người Mã Lai lai Trung Quốc gọi là người Bà Ba. Giống người này sống bằng nghề làm rẫy trồng mía và một số cây ăn trái như chôm chôm, măng cụt, bòn bom, … Người Bà Ba mặc áo ngắn, không bâu. Một số người ở Cái Mơn có qua lại vùng này và sau đó ở Nam bộ thấy xuất hiện kiểu áo của người Bà Ba.
Dần dần kiểu áo bà ba trở thành thông dụng, được mọi người ưa thích, nên áo bà ba được xem là tiêu biểu cho màu sắc Nam bộ.