Trại Bí là một vùng đất ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Ngày xưa, nơi đây là một rừng cây cối, nhất là mây, mọc dày đặc. Dân chúng trong vùng thường vào rừng đốn củi, bứt mây hay lấy dầu chai đem về chợ bán. Họ đi thành từng toán mang theo gạo, mắm, thức ăn như bầu, bí, dưa cà ở lại năm ba ngày mới về. Lâu ngày, những hột bí do họ làm rơi rớt mọc đầy cả một vùng. Do đó, nơi này được gọi là Trại Bí.
Ở đây, ngày nay vẫn còn một cây dầu thân to ba người ôm không giáp vòng, cao 20 thước. Cách gốc chừng 10 thước, cây có một chảng ba. Giữa chảng ba này có một tảng đá to, nặng chừng một tấn.
Tương truyền, ngày xưa núi Bà Đen có một Ông Khổng Lồ to lớn dị thường. Ông có một người vợ trẻ. Hai vợ chồng rất thương yêu nhau. Vì thuở nọ, ở đây có nhiều thú dữ, nên mỗi lần đi vắng ông Khổng Lồ thường dặn vợ ở trong hang núi không được ra ngoài.
Trư hôm nọ, từ rừng trở về không thấy vợ, ông vội vã đi tìm. Vừ lo lại vừa giện vợ không nghe lời mình, ông bước vội một bước từ Trại Bí sang núi Cậu. Hai dấu chân lún xuống đá ngày nay còn dấu. Đảo mắt nhìn khắp núi rừng không thấy vợ đâu, ông bèn cất tiếng gọi lớn. Tiếng ông vang động cả một vùng, nhưng vẫn không nghe tiếng vợ đáp lại.
Lúc đó, cô một con quạ hay ngang kêu:
– Quạ! Quạ!
Ông hỏi quạ.
– Vợ tạo ở nơi nào? Nếu mày có biết mau mau chỉ dùm.
Quạ vừa bay vừa nói.
– Đàn bà lắm kẻ gian ngoa. Vợ mi mi giữ hỏi ta làm gì!
Đang bực mình, nghe trả lời xấc láo như vậy, ông Khổng Lồ bèn lượm một cục đá liệng qua. Đá không trúng quạ, nó rơi lọt ngay vào chảng ba cây dầu và mắc luôn ở đó. Ngày thánh trôi qua, cây dầu ngày càng lớn nâng tảng đá lên cao.