Ở làng Ông Văn, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), có một ông đồ tên Mới, thứ sáu nên người trong làng gọi là ông đồ Sáu Mới.
Sáu Mới có tài làm thơ và câu đối trào phúng.
Sau đây là bài thơ Vịnh Thần Tài:
Đ.m thần Tài thiệt quá ngu!
Người sao nhóc túi kẻ trơn lu.
Vắng hoe ruột ngựa, kìa quân tử!
Đầy rẫy rương xe, nọ thất phu.
Nhà có lại thêm vàng với bạc,
Nước nghèo, không giúp điếu cùng xu.
Hèn chi trót kiếp làm trôn ghế,
Không ló mặt ra với địa cầu.
Lúc ấy, trong nước có phong trào Duy Tân. Sáu Mới là một trong những người hưởng ứng tích cực phong trào. Ông đã sáng tác bài Vịnh Thần Tài để phê phán những kẻ có máu mặt mà “nớc nghèo không giúp điếu cùng xu” mà chỉ biết “lòn trôn ghế, không ló mặt ra với địa cầu”.
Ngoài bài thơ này, ông còn vẽ lên vách nhà mình bức tranh một con rít lớn, chung quanh nào là diều, quạ, chim mèo, … xúm lại chia thây. Bên cạnh bức tranh có đề mấy câu thơ: Con rít núi
Con này con rít núi!
Bo bo giữ cho mình,
Bị chm dữ nuốt trụi.
Ở Lục tỉnh Nam kỳ, ngày xưa người ta thường gọi những kẻ hà tiện là rít, là “rít chúa ngô công”. Do vậy bài thơ và bức tranh con rít của ông cũng nhằm phê phán những kẻ có tiền mà không chịu mất một xu cho việc nghĩa.
Tết năm 1926, ông không đốt pháp, không dựng nêu và chẳng sắm sửa gì chỉ viết hai câu đối tết dán vào cột nhà:
Câu đối vế thứ nhất:
Trái đất nhắm tròn vo, sợ nỗi dựng nêu lăn tróc gốc,
Lòng trời xem thấp xũng, chỉ đến đốt pháo xịt phồng da.
Câu đối vế thứ nhì:
Thịt vô hạn béo, bánh vô hạn dẻo, xuân sắc thập phần vô hạn nhẽo.
Nếy bất thăng cao, pháo bắn thăng kêu, giang sơn thiên lý bất thăng tào.
Ông Sáu Mới muốn bày tỏ tâm sự bất mãn của mình với ách thống trị bô dịch của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Ngày tết dù có đủ các món ngon, các trò vui, nhưng đối với ông đó vẫn là cái Tết “Giang sơn thiên lý bất thăng tào”.
Tết nô lệ thì vui sao được, nó lạt lẽo vô vị làm sao!
(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Sđd.)