Nguyễn Đình Chiểu ở Cần Giuộc và Ba Tri

Khi về quê vợ (làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An ngày nay), Nguyễn Đình Chiểu được mọi người ở đây quý mến và kính trọng. Trong số bạn bè có ông Đoàn Ngọc Thơ (… – 1876) đỗ tú tài trước Nguyễn Đình Chiểu một khóa, thường hay qua lại xướng họa thơ văn và hàn huyên chuyện thời cuộc với Nguyễn Đình Chiểu.

Sau khi triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miền đông Nam Ký cho Pháp, để tỏ thái độ bất hợp tác với giặc, Nguyễn Đình Chiểu quyết định tỵ địa về Ba Tri, Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Bến Tre). Trước ngày Nguyễn Đình Chiểu đi Ba Tri, Đoàn Ngọc Thơ và nhiều người khác đến thăm để từ biệt, Nguyễn Đình Chiểu cảm cảnh kẻ đi người ở, sáng tác bài Từ biệt cố nhân:

Vì câu danh nghĩa phải đi xa

Duy mũi thuyền nam dạ xót xa,

Người dễ muốn chỉ nương đất khác,

Trời đà khiến vậy mến vua ta.

Một phương thà tránh đừng gai góc,

Trăm tuổi cho tròn phận tóc da,

Chén rượu đỏ lòng xin cạn chén.

Nhớ nhau ngày khác biết sao mà.

Mọi người đọc bài thơ đều ngậm ngùi. Đến lúc khác ra về, Nguyễn Đình Chiểu nắm tay Đoàn Ngọc Thơ nói: “Sinh ly nhi tâm bất ly, quý huynh quý đệ” (Sống xa mà lòng không xa, thẹn anh, thẹn em).

Đoàn Ngọc Thơ cảm động đối lại: “Tử biệt kỳ vãn hà biệt, vi quốc, vi dân” (Chết cách văn anh nào cách, vì nước, vì dân).

Vừa đau lòng trước cảnh ba tỉnh miền đông Nam Kỳ mất vào tay giặc, vừa buồn thương vì phải bỏ quê hương thứ hai Cần Giuộc, hai mối riêng chung đã khơi động trong lòng kẻ ở người đi một niềm đau xót.

Nguyễn Đình Chiểu ra đi, canh cánh bên lòng nỗi nhớ thương Cần Giuộc và những người bạn tâm giao. Có lúc phong trào chống Pháp ở sáu tỉnh Nam Kỳ tạm thời lắng xuống đã gây cho nhiều người tâm lý thất bại. Hình như sự thay đổi thời thế khó bề thành công, chỉ có những tấm lòng ưu thời mẫn thế.

Mười ba năm sau, nhân có ghe buôn xuống Ba Tri, Đoàn Ngọc Thơ có gửi một bài thơ hỏi thăm Nguyễn Đình Chiểu.

Vắng người tri kỷ tự ngày đi,

Nhớ mãi thương hoài bực trí tri.

Sức khỏe như xưa còn phấn đấu?

Bàn cờ thế sự? Sẽ chờ khi …

(Trung thơ Ất Hợi – 1875)

… Đoàn Ngọc Thơ hẳn cũng mong mỏi bàn cờ thế sự sẽ chuyển biến tốt đẹp hơn. Nhưng thế nước đang lúc lâm nguy, Nguyễn Đình Chiểu trả lời Đoàn Ngọc Thơ bằng một bài thơ họa nói lên tấm lòng yêu nước và trăn trở của mình.

Cắt đấu đau lòng, hận phải đi,

Nghĩa tình Cần Giuộc, mến Ba Tri,

Tâm can vẫn nóng, thân già yếu,

Tái ngộ như hà … biết mấy khi.

(Quý đông Ất Hợi – 1875)

Năm sau, ông Đoàn Ngọc Thơ mất, phần vì già yếu, nhưng cũng có phần vì buồn phiền trước vận nước nửa cuối thế kỷ 19. Không biết ở Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu có nah65n tin buồn về người bạn vong niên ở Cần Giuộc không? Sau khi Nguyễn Đình Chiểu mất, tin dữ bay về tới Cần Giuộc, thì người con thứ ba của Đoàn Ngọc Thơ là ông Đoàn Ngọc Nhuận (1853-1831) có làm một bài thơ: Khóc cụ Đồ Chiểu để kính viếng hương hồn người thế thúc.

Tin đâu đưa đến lúc thinh không,

Vắng bóng Nam linh thôi biết trông,

Kháng địch, câu thơ còn nhớ mãi,

Thương dân, lời khuyến vẫn chờ mong.

Ngũ kinh để đó rồi ai đọc.

Lục truyện dành đây mấy kẻ thông.

Đồ Chiểu từ nay người vĩnh viễn,

Danh thơm lưu lại với non sông.

Không phải ngẫu nhiên mà đến năm 1875, mười ba năm sau khi rời khỏi Cần Giuộc và mười ba năm trước khi qua đời, Nguyễn Đình Chiểu viết “Nghĩa tình Cần Giuộc mến Ba Tri”. Ông mang nặng nghĩa tình với nhân dân Cần Giuộc, một phần vì ông hiểu được lòng yêu nước lớn lao qua sự hy sinh của những người nghĩa sĩ – nông dân Cần Giuộc, mà một phần cũng có lẽ vì nhân dân Cần Giuộc đối đão ông bằng nghĩa nặng tình sâu.

Ở cã Trường Bình, có một ông thấy thuốc, tính tình nhay thẳng tới mức ngang bướng, nhân dân vẫn gọi là ông Tàng. Ông này bị nặng tai, hay qua chơi với Nguyễn Đình Chiểu. Một hôm đang ngồi chơi thầy Tàng đọc.

Trâu khát nước bò xuống uống.

Nguyễn Đình Chiểu đối.

Trẻ thèm mồi lóc lên ăn.

(Câu đối chơi chữ ở hai chữ “bò” và “lóc”, vừa có thể hiểu như danh từ là con bò và con cá lóc, vừa có thể hiểu như động từ là nó bò và nó lóc.)

Kế đó Nguyễn Đình Chiểu đọc.

Thầy Tàng tai không nghe sấm.

(Nói về con vịt có câu “Trì lôi thanh ư nhi ngoại uông nhiếp thiên uy”; dịch là “Để tiếng sấm ở ngoài tai, chẳng sợ oai trời”. Nguyễn Đình Chiểu vừa có ý trêu chọc thầy Tàng bị nặng tai, vừa có ý nói đến tính ngay thẳng tới mức ngang ngạnh “không sợ trời không si75 đất! của thầy Tàng.)

Thầy Tàng đối.

Đồ Chiểu mãi chẳng xé mây.

(Lời Mã Siêu nói khi mới theo hàng Lưu Bị: “Nay gặp được minh chúa khác nà bén đám mây mà trông thấy trời xanh”. Thầy Tàng cũng có ý trêu lại Nguyễn Đình Chiểu bị mù lòa, vừa có ý phân bua rằng thời buổi này đâu có ai là minh quân thánh chúa mà tôi phải kính trọng, cũng như ông đó thôi, ông có thấy ai là minh quân thánh chúa không?”)

Cả hai người cùng cười.

Về sống ở Ba Tri, một vùng đất hẻo lánh của trấn Vĩnh Long xưa, uy tín của người thầy giáo, thầy thuốc Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục vang xa, lan rộng. Đặc biệt những thơ văn yêu nước của ông vẫn có những cách riêng của nó, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân Lục Tỉnh. Những bạn bè đồng chí cũ – torng đó có những sĩ phu yêu nước – vẫn thường xuyên lui tới, thăm hỏi, tìm ở nơi người trí thức ở đất Ba Tri này một ý kiến phân tích về thế cuộc hay nhận được một lời khuyên bảo thân tình.

Đánh hơi được việc này, thực dân Pháp lúc bấy giờ, một mặt đề cao truyện Lục Vân Tiên (tất nhiên ở một số mặt nào đó), một mặt tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc cụ Đồ. Tôn Thọ Tường là một trong những người được giao nhiệm vụ thứ hai này. Tường vốn là chỗ cố giao với cụ Đồ, nhiều lần đến, cụ đều tìm cách lánh mặt, từ chối không tiếp.

Một hôm, người nhà báo với cụ có thơ và quà của Tôn Thọ Tường gởi tặng, đó là một hũ mắm cá lóc mà Tường đã nói rõ ràng trong thơ là chính tay của vợ mình làm để biếu cụ. Cụ Đồ đành miễn cưỡng nhận.

Sau khi ăn hết mắm, nghe người nhà phát hiện ở đáy hũ có mấy nén vàng, cụ Đồ vô cùng tức giận, bèn sai người đem số vàng đó trả lại và viết thơ trách Tôn Thọ Tường đã làm nhục mình.

Từ một tên chủ sự thương chánh, Pông-Sông được chánh quyền thuộc địa điều về làm chủ tỉnh Bến Tre từ năm 1883. Đối với hắn, Nguyễn Đình Chiểu vẫn là “cái đinh” nhức nhối nhất cần phải quan tâm trong kế hoạch bình định vùng đất cù lao này. Misen Pông-Sông đã nhiều lần thân hành đến tận An Bình Đông để gặp cụ Đồ.

Một lần, lấy cớ là để nhờ nhuận chính bản Lục Vân Tiên, Pông-Sông cùng Lê Quang Hiền (lúc bấy giờ là thông ngôn) đến thăm cụ. Trong cuộc “hội kiến” bất đắc dĩ này, mặc dù Hiền cố gắng dịch chậm rãi, rõ ràng từng chữ, từng câu, nhưng cụ Nguyễn Đình Chiểu vẫn chập chập lắc đầu, đưa tay ra hiệu giả vờ như mình không nghe, không hiểu gì cả.

Kết cục, cả thầy lẫn tớ hôm ấy đành tiu nghỉu ra về.

Lần khác, Misen Pông-Sông đến nhà và thông báo về việc chánh quyền Pháp đã xét để trả lại ruộng đất của cụ Đồ ở Tân Thới (Gia Định) và giục cụ cho người về nhận. Cụ trả lời: “Đất vua còn phải bỏ, thì đất tôi xá gì?”

Chủ tỉnh Misen Pông-Sông lại tỏ ra lo lắng về cảnh già mua, bệnh tật của cụ và nêu việc cấp tiền lương lão. Cụ từ chối: “Tôi đang sống đầy đủ trong sự tôn kính của các môn đệ và sự quý mến của đồng bào. Điều đó đã làm tôi thỏa mãn lắm rồi.”

Misen Pông-Sông khẩn khoản hỏi cụ có diều gì yêu cầu hắn sẽ can thiệp với chánh quyền thuộc địa thỏa mãn cho cụ. Cụ Đồ nói: “Tôi có một điều mong ước mà lâu nay chưa thực hiện được. Đó là lễ tế vong hồn người dân đã chết trận. Tôi chỉ mong mỏi điều đó thôi.”

Misen Pông-Sông ưng thuận, nhưng lại đề nghị đ1ich thân đứng ra cùng tổ chức việc này.

Cuộc lễ dự định cử hành vào một ngày gần đó, thì trước một ngày, cụ đã sai người đặt bàn hương án, làm một buổi lễ thật là tươm tất, ở tại chợ Đấp (nay là chợ Ba Tri). Cụ đứng ra làm chủ tế.

Dân chúng đến dự lễ rất đông. Nghe giọng cụ Đồ đọc bài văn tế thảm thiết, mọi người đều không cầm được nước mắt. Đọc xong văn tế, cụ vật ra khóc đến ngất, bà con phải khiêng cụ về nhà.

Đến hôm sau, khi Misen Pông-Sông cho người khệ nệ đem cờ xí và vật lễ xuống Ba Tri, thì mới hay là cụ Đồ làm lễ tế từ hôm trước rồi. Misen Pông-Sông bị một vố đau. Khác nào cha con anh “Bùi Kiệm” máu dê trong truyện Lục Vân Tiên.

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, sách Nghìn năm bia miệng)

error: Content is protected !!