Người lính mõ của Thủ khoa Huân

Khoảng năm sáu tháng sau ngày Thủ khoa Huân bị giặc Pháp xử tử, ở xóm Chỡ Giữa, xứ Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho nay là Tiền Giang, có một người đàn ông tuổi chừng bốn mươi đến xin ngụ cư. Anh ta tự xưng là người vùng Biên Hòa, tên là Nguyễn Hữu Hải, tục gọi là Sáu Hải, vì chiến tranh tàn phá hết gia cư sản nghiệp phải đi tha phương cầu thực.

Sáu Hải là người siêng năng, giỏi việc cày cấy. Chẳng mấy năn sau, anh ta đã dành dụm được một số tiền để mua một công đất và cất một gian nhà lá. Rồi sau đó, anh cưới vợ sinh con và trở thành dân ở đây.

Sáu Hải có bộ mặt rất dữ, mắt lớn, lông mày rậm, râu quai nón, thân hình to lớn lực lưỡng và ở lưng và tay lại đầy những sẹo. Nhưng ngược lại với tướng tá của mình, Sáu Hải nói năng khiêm tốn, chăm chỉ làm ăn nên dần dần trong xóm ngoài làng ai cũng mến. Điều đặc biệt là Sáu Hải không biết một chữ nhứt một, nhưng trong những dịp uống rượu vui chơi với chòm xóm, Sáu Hải thường gnâm các bài thơ của các nhà thơ yêu nước đương thời. Những lúc như vậy, anh đăm chiêu, lầm lì ra mặt.

Nhà Sáu Hải, ngay chính giữa, có một bàn thờ. Bên trong bàn thờ, treo một tấm biển dán giấy dó, đề hai chữ “QUAN LỚN” rất to. Không có tối nào mà Sáu Hải không thay nước, đốt nhang vái lạy lính cẩn. Người ta bảo anh mê tín, nhưng họ lại thấy ít khi nào vợ chồng anh đi lễ miếu lễ chùa.

Có người hỏi anh: “Quan lớn là?” Anh chỉ trả lời: “Quan lớn là quan lớn! Quan lớn linh lắm. Đứa nào tầm bậy, quan lớn vật chết, chớ quan lớn nào nữa!”

Vì thế, người ta bảo SÁu Hải thờ đức Quan Đế, tức Quan Vân Trường hiển thánh trong tAm Quốc chí diễn nghĩa mà thôi.

Ngoài những việc kể trên, Sáu Hải còn có một đặc điểm nổi bật hơn hết khiến dư luận trong vùng có người bảo anh là một kẻ lập dị kỳ quặc. Quanh năm lúc nào cũng đeo cái mõ bên vai. Đi cày cũng đeo, đi dạo xóm cũng đeo, ở trần cũng đeo, mặc áo cũng đeo, chính vì vậy mà ngoài tên Sáu Hải, người ta còn gọi anh là Sáu Mõ, rồi ông già Mõ.

Cái mõ của Sáu Hải không to lắm, cũng chẳng xinh đẹp gì. Đó là cái mõ bằng gỗ để lạu ngày lên nước đen bóng. Nhưng đối với anh, cáo mõ ấy là một báu vật bất ly thân. Có người tò mò hỏi lý do, Sáu Hải chỉ trả lời là bó của quan lớn ban cho. Vì thế, người ta cho rằng cái Mõ chính là bùa hộ mạng của anh, do “quan lớn” tức Quan Công ban cho.

Sáu Hải sống đến gần tám mươi tuổi mới mất, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Sáu Hải gọi vợ con đến bên giường, bảo đem cái mõ đặt vào khay để lên bàn thờ “Quan lớn”, rồi dặn rằng;

 – Ta vừa chợp mắt thấy quan lớn Thủ khoa Huân cho lính đem trát hỏa tốc về gọi, nên ta phải thu xếp đi ngay. Đó là cái mõ của quan lớn giao cho ta khi trước, để nỗi khi hữu sự thì sai ta đánh lên báo hiệu lính. Sau khi ta nhắm mắt, cứ mỗi lần cúng giỗ, chỉ cần đánh một hồi mõ, cũng đủ làm cho hồn ta ở dưới suối vàng mãn nguyện lắm.

Ngừng một lát, Sáu Hải nghiêm nghị dặn các con:

 – Ta cấm chúng bay không đứa nào được làm việc cho tây. Nếu không nghe lời, ta sẽ thưa với quan lớn, xin phép về vặn họng cho chết.

Nói xong, Sáu Hải từ từ tắt thở.

Do những lời tr8ang trối đó, và cũng đến lúc ấy, người ta mới hiểu Sáu Hải chính là một nghĩa dõng của Thủ khoa Huân ngày trước. Sau khi cuộc khởi nghĩq thất bại phải thay tên đổi họ, lánh đi làm ăn sinh sống.

Rồi cũng từ khi Sáu Hải nhắm mắt lìa đời, người ta mới khám được thân thế của anh. Anh không phải là người Biên Hòa và cũng không phải có tên thật là Nguyễn Hữu Hải.

Người ta không rõ tên anh là gì, quê quán ở đâu, mà được biết anh là Sáu Tửng, một tên cướp khét tiếng ở vùng An Hóa xưa. Sáu Tửng là một chàng trai nghèo phải đi ở đợ cho một nhà giàu nọ. Anh bị gia đình này đày đọa, sai khiến khổ nhục đủe điều. Đến khi có vợ, vợ có nhan sắc mà còn trẻ lại bị chủ nhà dùng cường lực đoạt mất. Chưa hết, tên chủ nhà gian ác lại sai thủ hạ trói bắt, rồi dẫn anh đi chôn sống cho biệt tích. Nhưng tròi còn ngó nghĩ, người tá điền được chủ sai dẫn anh đi chôn thương tình mở trói cho anh trốn thoát rồi hắn chỉ lấp đất làm một cái mộ giả để làm bằng có với chủ nhà mà thôi.

Thoát chết, anh trốn qua An Hóa với mối thù không đội trời chung với tên chủ cũ. Trước hết anh kết bè lập đám tập hợp đàn em lại, thành một băng cướp rất đông chuyên đi cướp bọn nhà giàu. Vô phúc cho tên nhà giàu nào mà Sáu Tửng lọt vào được là của mất, nhà tan và cả nhà còn bị tru lục. Kẻ bị đánh đầu tiên để khai lễ tế cờ là tên nhà giàu đã đoạt vợ anh, ra lệnh chôn sống anh trước đó.

Thanh thế của đám cướp Sáu Tửng ngày một lan rộng. Khắp tỉnh Định Tường không ai nghe đến tên Sáu Tửng mà không nơm nớp lo sợ. Lúc đó là lúc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị giặc Pháp xâm chiếm và phong trào kháng Pháp của Thủ khoa Huân đang phát triển.

Thấy đám cướp của Sáu Tửng càng ngày càng lộng hành quá đáng. Thủ khoa Huân, sau khi dò được sào huyệt, đã cho người đến tận nơi để bào tin cho Sáu Tửng là ông muốn gặp. Sáu Tửng nhận lời ngay và tổ chức một cuộc tiếp đón long trọng.

Trong khi trò chuyện, Thủ khoa Huân nói:

 – Giữa lúc giang sơn bị bọn quỷ trắng (chỉ giặc Pháp) thôn tính, dân ta bị nạn đao binh, các chú không xót xa lại còn kéo dài cuộc sống không mấy đẹp đẽ, làm cho dân ta phải thêm khốn đốn nữa sao?

Sáu Tửng đáp:

 – Thưa Thủ khoa, chúng tôi chỉ cướp bọn nhà giàu thôi. Bọn này ác lắm, không giết hết không được.

Sáu Tửng nói xong, không cầm được nước mắt. Anh sụt sùi kể lại đoạn đời tủi nhục và cay đắng của mình. Thủ khoa Huân ôn tồn giải thích:

 – Vận nước đang cần người tâm huyết ra cứu nước diệt thù. Đó mới là việc cần kíp. Còn đánh bọn vi phú bất nhân ấy thật đáng, nhưng các chú làm như vậy trong lúc này sao bằng làm việc nghĩa cứu nước diệt thù.

Sáu Tửng và đồng bọn nghe ra. Thế là sau cuộc gặp gỡ ấy, họ theo về nghĩa quân và tất cả đều trở thành những người trung kiên gan dạ. Sáu Tửng lúc ấy chính là Sáu Hải sau này (1).

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Sđđ.)

(1): Theo bài của Thái Bạch trong Nguyễn Hữu Huân tấm gương yêu nước kiên trung bất khuất. Kỷ yếu khoa học cổ Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản 1975.

error: Content is protected !!