Lai lịch Trường Án ở Cần Lố

Đây là nơi hai con rạch Cần Lố và Cao Lãnh gặp nhau trước khi chảy vào sông Tiền. Vì hai dòng nước gặp nhau nên tạo ra ở đây một vùng nước xoáy mà đồng bào Khmer xưa gọi là Cần Lố (nước lộn). Bên kia Doi có một ngôi chùa, dân gian gọi là chùa Nước Lộn.

Tương truyền, ngày xưa khúc sông này rất rộng và sâu, nước xoáy dữ dội, thường có cá sấu nổi lên gây nguy hiểm cho xuồng ghe qua lại.

Rạch Cần Lố bắt nguồn từ làng Nhị Mỹ chảy quanh co, uốn khúc xuyên qua làng Mỹ Thọ, rồi đổ nước vào sông Tiền. Hai bên bờ lau, sậy um tùm. Đây là thủy đạo duy nhứt để vào Đồng Tháp Mười – trong ba con đường tiếp tế cho nghĩa quân Thiên Hộ Dương trước đây – và cũng là một cửa ngõ trọng yếu của căn cứ địa Tháp Mười – nên khi đóng ngay đồn Doi để án ngữ tàu chiến của giặc Pháp muốn diễu võ Đồng Tháp. Đồn này do Huấn Nghệ trông coi.

Thực dân Pháp cũng đã thấy điều đó: muốn tiêu diệt được nghĩa quân trong Đồng Tháp Mười, trước hết phải chiếm được đồn Doi. Cho nên trong thời gian 1865-1875, cả hai phe giành đi và lấy lại nhiều lần cái Doi này.

Sau cùng, thực dân Pháp đã chiếm được đồn Doi. Để làm bàn đạp tiến quân vào Đồng Tháp Mười, chúng đã thành lập ở đây một cơ sở quân sự – hành chánh được gọi là Trường Án. Từ đây chúng tung gián điệp, tay sai lùng sục khắp nơi trong vùng. Trường Án Cao Lãnh vừa là nơi chúng tập trung quân để tiến công vào Đồng Tháp, đồng thời cũng còn dùng nơi này làm pháp trường để chém giết nghĩa quân nhằm khủng bố nhân dân. Bọn chúng hết sức thâm độc và nham hiểm, tìm cách lôi kéom cưỡng ép dân chúng tập trung chung quan chúng bằng caáh lập ở đây một cái chợ, gọi là “Chợ Trường Án” cưỡng bách dân chúng đến mua bán. Lúc đầu không ai dám đến, lâu hồi chợ nhóm lai rai thưa thớt.

Sau khi chiếm lại đồn Đồng Tháp Mười, hàng ngày bằng rạch Cần Lố, chúng tung quân càn quét bắt bớ. Hễ bắt được ai mà tên thông ngôn gọi là “phi-lu” (filou) nghĩa là “kẻ ăn cắp” thì chúng đem ra chợ Trường Án chém và bêu đầu nhằm khủng bố tinh thần những ai còn toan tính chống lại chúng.

Bởi thường ngày phải chứng kiến những cảnh hãi hùng, tàn bạo đó, nên dân chúng ngao ngán, lần hồi xa lánh, khiến chợ ngày càng thưa thớt rồi vắng bóng người.

Đồng bào bỏ chợ Trường Án và tự động hình thành một cái chợ khác ở phía bên kia vàm rạch Cần Lố, sâu vô trong chừng bốn năm trăm thước. Thực dân Pháp và tay sai tìm cách ngăn cản để duy trì chợ Trường Án nhưng không được.

Sau đó ít lâu, thực dân Pháp bỏ Trường Án, Cần Lố rút về Sa Đéc lập một Trường Án khác ở đuôi làng Tân Qui Đông, nên ngày nay ở đây còn có tên “Doi Trường Án Sa Đéc”. Tại đây chúng cũng lập một cái chợ, gọi là chợ Trường Án Sa Đéc, chúng cũng dùng nơi này làm pháp trường để chém đầu, bêu xác những người Việt yêu nước.

Năm qua, tháng lại, ở khu Trường Án Cần Lố, câu cối mọc um tùm thành rừng, nhiều nhứt là lạoi cây me, … là nơi cư trú lý tưởng cho cá loài thú rừng. Mãi đến năm 1952, một ngôi chợ mới được dựng lên trên nền ngôi chợ Trường Án và gọi là chợ Doi Me (thuộc xã Mỹ Thọ).

Trường Án Cần Lố (Doi Me) và Trường Án Sa Đéc là một chứng tích nói lên tội ác tày trời của thực dân Pháp và tay sai đã sát hại người bản địa yêu nước. Nhắc tới hai trường án này, người ta nhớ đến hai câu thơ sau của Nguyễn Thượng Hiền.

Ai đó chép công, ta chép oán,

Công riêng ai đó, oán ta chung.

(Câu thơ viết về tướng Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.)

error: Content is protected !!