Ngày xưa, vùng núi Sam còn lắm thú rừng. Nhiều nhứt là loài khỉ, jế đến là heo rừng, thỉnh thoảng một vài con hổ xuất hiện bât ngờ không biết từ đâu mò đến.
Giống khỉ khá tinh khôn mà phá phách cũng không kém heo rừng. Một miếng ẫy trên núi, khoai mì đang lức củ non, chỉ một đêm không cánh gác, khỉ mẹ, khì con, khỉ đột moi sạch sành sanh. Lớp cắn ăn tại chỗ, lớp buộc quanh bụng, quanh lưng đem về hang, hôm sau ăn thừa.
Có hôm đi rừng, bất chợt người ta gặp cả bầy khỉ hai ba mươi con trên lưng ngổn ngang những củ khoai mì, trông giống như những người thợ rừng cõng củi về nhà. Chủ rẫy tức tối, xách dao, gậy gộc đuổi theo, bầy khỉ chạy long nhonh trên triền đá. Chúng chạy rất mau, người không sao đuổi kịp. Một lúc, thấy khoảng cách giữa chúng với người làm rẫy hơi xa, con khỉ đầu đàn dừng lại, cả bầy cũng dừng lại theo – trố mắt nhìn đối phương của chúng đã mệt nhoài, nhe răng kêu chí chóe, như trêu chọc cợt đùa.
Khi đuổi theo gần kịp, người làm rẫy giơ cây đánh bầy khỉ lại chạy miết lên vồ đá thật cao, nhìn xuống mắt láo liên, miệng hí hí, như thách đố, đùa dai: “Ông có giỏi trèo lên đây”. Người làm rẫy ấm ức, chỉ còn cách nhặt từng hòn đá ném lên bầy khỉ cho đỡ tức giận. Bầy khỉ nhảy nhót, con khỉ đột lặng thinh, bẻ từng khúc khoai mì ngồi nhai rau ráu, như trêu gan người làm rẫy. Dễ ghét nhất là gặp phụ nữ, trẻ em đi lẻ, chúng kéo cả bầy bám theo bén gót tròng ghẹo, hù dọa, y như một đám lưu manh.
Loài khỉ tinh khôn và nghịch ngợm vậy đó. Lần này bầy khỉ gặp một đối phương nhiều sức mạnh và lắm mưu mô.
Một hôm sau khi phá sạch đám khoai mì của ông Ba Cổ, cả bầy ngật ngưỡng, ngất nga kéo nhau về hang đá. Mới đi xóm có một lát quay lên đã thấy đám rẫy tan tành, ông Cổ nổi xung thiên, vác dao dâu rượt theo bầy khỉ. Gần tới hỏm núi, rừng càng dày, một vài cây cỏ thụ vươn cao. Đột nhiên bầy khỉ ré lên chạy tán loạn. Con khỉ độ đầu đàn nhanh nhẹn leo lên thân cây vông rừng to gốc, ngồi ngất nghểu trên cành cây cao nhứt. Cả bầy khỉ leo theo nhanh như gió. Ông Cổ ngạc nhiên dừng lại. Linh tính và kinh nghiệm đi rừng đưa tầm nhìn của ông vào lùm cây con bên hèm đá. Một con hồ đang ngồi thu lu trong bụi rậm, chỉ thấy được đôi mắt và những vệt rằn trên mặt. Đúng là con hổ đói rình mồi. Hốt hoảng ông leo thoăn thoắt lên cây to gần đó. Chọn một chảng ba có thể đứng và có cành tựa sau lưng, ông thủ chặt con dao. Bầy khỉ nhốn nháo trên cành vông, gốc cây lởm chởm gai to.
Lão “chúa sơn lâm” lừ lừ rời khỏi cành cây, dáng vóc xấp xỉ con bò con, khoan thai đi về phía gốc cây vông, đuôi ngoe nguẩy. Nó thản nhiên ngồi xuống, hai chân trước hơn nhón lên, đuôi thong thả nhịp qua nhịp lại hai bên, vẻ mặt tỉnh khô, ngước nhìn bầy khỉ. Bất thần con hổ nhày lên nhưng chỉ tới nửa thân cây. Bầy khỉ hú ré lên, chạy nhảy tứ tung trên những cành vông thưa lá. Con hổ ngồi lại chỗ cũ với cái thế sẵn sàng phóng lên như trước, đáng vẻ rất ung dung. Thình lình nó quật đuôi một cái nhảy vọt lên phía con khỉ đột đang ngồi. Cành cây cao quá, con hổ với không tới, nó rơi trở lại và nằm lăn ra, buông thõng bốn chân. Bầy khỉ lao xao một lúc, chừng như đã hoàn hồn, tất cả đứng rải rác trên cây nhìn con hổ nằm in như chết.
Con khỉ đầu đàn bạo dạn chuyền xuống cành cây phía dưới, rút một củ khoai mì đang dắt trong lưng vung tay ném vào đầu con hổ. Liệng hết khoai mì dắt quanh mình nó, con hổ nằm trơ, không nhúc nhích. Nó bẻ một cành cây liệng tiếp, bầy khỉ mon men bò xuống đứng quanh vị chúa tể của mình. Độp một cái, nó chộp con khỉ con, nhẹ nhàng nhảy xuống sau lưng lão “chúa sơn lâm”. Khỉ con vụt chạy biến vào rừng, con hổ vẫn nằm im. Ném thêm con khỉ nữa, ông “chúa rừng” vẫn lặng thinh.
Khỉ đột rời khỏi cành cây, thận trọng bò xuống gốc, bầy khỉ dáo dác bò theo. Vừa xuống tới đất, chưa hết bầy, con hổ vùng dậy, nhanh như chớp, nó tóm ngay con khỉ đột, vớ luôn hai chú đi cạnh khỉ đầu đàn. Những con thoát được, con chạy ngược lên cây, con chạy bay lên vồ đá.
Con hổ nghiễm nhiên ngồi nhai nghiến những miếng thịt roi rói, nhiễu nhão máu tươi. Chén hết những con mồi bắt được bằng thủ đoạn giả chết của mình, nó rảo bước vào khe nước với dáng điệu thỏa thê. Hú hồn, ông Ba Cổ tuột xuống, chạy bán sống bán chết về làng.
(Theo Mai Văn Tạo)