Ngày xưa, có vợ chồng nhà nọ đã lớn tuổi, có một đứa con gái rất đẹp. Ông bà khó tính, nhứt định sẽ gả con cho chàng trai nào không bao giờ chửi thề.
Một chàn trai nghe chuyện đến xin làm rể. Ông bà bằng lòng và thử tài cậy, chỉ buộc có một điều kiện là bất cứ trong trường hợp nào cậu cũng không được chửi thề. Ông nói:
– Chúng tôi là người thiệt thà nên nói trước cho chú em biết, kẻo sau này chú em cho chúng tôi là nói không thiệt.
Chàng trai dạ dạ nghe lời.
Hôm sau, chàng trai đến nhà ông bà. Ăn cơm xong ông bà ra lịnh:
– Chú em dắt trâu ra cày ruộng. Phải cày đến chừng nào hòn đá trên bờ nó rên la ra tiếng thì nghỉ.
Chàng trai dắt trâu ra cày. Hì hục từ sáng sớm đến trưa, hòn đá vẫn trơ tơ. Đôi trâu mệt quá bước không nổi nữa, chàng trai cũng đã kiệt sức. Tức quá, dằn không được, cah2ng trai văng tục chửi thề.
– Mấy hòn đá ôn dịch kia! Chừng nào mày mới há họng cho ta về.
Chàng yên trí rằng ở giữa đồng trống ông già không nghe được. Nhưng không dè ông ta núo sau đống đá, ló đầu lên đuổi chàng trai về nhà.
Ngày khác, một cậu trai nữa dến cầu hôn. Ông già cũng đưa ra điều kiện ấy. Cậu trai này khôn ranh hơn, cậu đem cơm theo để dành ăn dần và cắm đầu cày từ sáng đến trưa. Tội nghiệp hai con trâu này mệt gần quỵ xuống, vừa đói vừa khát mà không được nghỉ. Cậu trai giả vờ nói với hòn đá.
– Đá ơi! Đá hãy kêu lên một tiếng kẻo đôi trâu chết mất. Chúng nó không ăn uống gì mà phải kéo cày không được nghỉ. Ta có cơm ăn đầy đủ nên không sợ gì hết. Đá không kêu lên thì trâu của tía ta sẽ chết.
Ông già nấp sau đống đá, sợ trâu chết mới vội thốt lên thành tiếng tỏ ý lo lắng. Cậu trai dắt trâu về nhà. Cơm chiều xong, ông già bảo cậu về nghỉ, ngày sẽ đến.
Cậu vâng lời, đi ra khỏi cửa một lát, cậu lén quay lại, núp dưới sàn nhà rình nghe. Ông già bảo với vợ.
– Thằng đó không chửi thề bậy. Được lắm. Nhưng mặt nó xấu xí quá, tôi không muốn gả con cho nó. Tôi muốn chọc cho nó giận để từ chối việc hôn nhân này.
Bà vợ nói.
– Dễ quá mà. Ngày mai ông chun một cái bao, lấy một cái khác để đựng gạo rồi bảo nó gánh hai cái bao lên núi. Đường xa trời nắng, đi một mình thế nào nó cũng mệt rồi tức giận chửi thề.
Ông già khen hay. Cậu con trai nằm im dưới sàn nghe lén mỉm cười.
Sáng hôm sau cậu đến nhà ông già, lãnh hai cái bao nặng gánh lên núi.
Bà già nói:
– Ông đốn củi ở trên núi. Chú em gánh gạo lên núi cho ổng ăn.
Tới chân núi, cậu trai gánh lên tuột xuống hai ba lần, cậu ngồi nghỉ nói:
– Trời ơi! Chắc ông già đói lắm, nhưng hai bao gạo nặng quá làm sao tôi gánh lên núi cho nổi? Nếu ông không thương mà chửi mắng cũng đánh chịu vậy.
Cậu trai để hai bao nặng xuống đất, gom có và lá khô chất xung quanh bao rồi châm lửa đốt. Ông già ở trong bao không sao thoát ra được, bị cháy phỏng đau đớn mà không dám lên tiếng. Cậu trai làm bộ từ xa chạy tới la lên:
– Trời ơi! Ai chơi ác đốt bao gạo của tôi như vậy? Làm sao tôi lấy gạo ra được, lửa cháy dữ quá.
Một lát cái bao bị cháy tung, cậu mới lôi ông già ra, làm bộ ngạc nhiên la lên:
– Trời đất ơi! Tại sao ông nằm trong này mà không la lên? Nếu tôi cứu không kịp thì bà phải ở góa rồi.
Ông già biết cậu trai chơi xỏ mình, nhưng phải làm thinh không đáp, khấp khểnh lê bước về nhà. Ông bảo ngày mai cậu trai đến.
Cậu ta cũng lén rình như đêm trước. Ông già nói với vợ:
– Thằng này khôn quỷ lắm, phải tống cổ nó đi mới được.
Bà vợ lập mưu.
– Ngày mai ông bắt nó làm chó, ông làm chủ, cùng nhau đi bắt rùa. Nó phải bò bốn chân, nếu nó chạy không kịp ông và bắt không được rùa thì đuổi nó ra khỏi nhà.
Ông già khen vợ. Cậu trai lại mỉm cười. Biết chuyện rồi cậu đi mua bốn con rùa đem buộc trước từng con ở các lùm cây, đợi ông già định đi săn.
Sáng lại, ông già biểu:
– Chúng ta đi bắt rùa nấu cháo, nhưng nhà không có chó, chú mày giả làm chó đi theo ta, được không?
Cậu trai sốt sắng đáp:
– Dạ đợc lắm, cháu xin vâng lời.
Ông già gói cơm đem theo, cùng cậu rể tương lai đi ăn rùa. Cậu trai làm chó chạy trước dẫn ông già đi săn. Săn đến trưa, ông già ngồi nghỉ, mở cơm ra sửa soạn ăn. Cậu trai cứ làm chó sủa bầy trâu, cắn vào bắp vế trâu, lùa bầy trâu vào ruộng lúa. Ông lão sợ trâu giẫm nát lúa, bỏ cơm đuổi theo. Thừa dịp ông đi khuất, cậu lén quay lại ăn hết gói cơm. Ông già hụt ăn, ôm bụng đói xách mấy con rùa về nhà.
Tối đến, ông lại bàn kế với vợ. Cậu trai vẫn núp dưới sàn nghe lén. Bà vợ biểu chồng:
– Ngày mai ông làm chó, để thằng quỉ kia làm chủ, rồi ông chơi nó một vố nên thân.
Cậu con trai nghe vậy, khoái chí về chuẩn bị trước.
Qua ngày hôm sau, cả hai lên đường đi bắt rùa. Ông già làm chó, chạy bốn chân phía trước. Cậu con trai đá đánh liên tiếp vì đi theo cậu không kịp. Hơn nữa, ông không bắt được một con rùa nào, nên bị cậu ta chửi mắng là đồ chó vô tích sự. Ông mệt quá không không dám dừng chân, mắc cỡ gần chết mà không dám nói.
Đi tới trưa không có rùa, cậu mắng con chó thậm tệ. Cậu ngồi nghỉ, ăn cơm rồi quăng xương cho chó, “con chó” không còn r8ang, ăn không được. Cậu vừa ăn vừa mắng:
– Con chó thiệt dở tệ. Chó có bắt rùa mà không tóm được con nào, chạy thì chậm như èua lẹt đẹt ở phía sau. Thiệt là đồ ăn hại. Chỉ có biết ăn dộng cho no bụng rồi ngủ thôi.
Về nhà, cậu méc với bà già:
– Thưa bà, con chó này vô ích quá, bắt không được con rùa nào hết.
Ông già tức tối vô cùng. Ông bảo chàng trai về nhà, sáng mai lại. Đêm ấy lão mưu tính kế với vợ.
– Thằng ôn dịch này xấu như quỷ. Con gái mình đẹp như tiên. Tôi nhất định không gả cho nó. Nhưng tôi hết phương làm cho nó giận để nó chửi thề. Mưu gì nó cũng không mắc. Bây giờ phải làm sao?
Bà vợ nói:
– Mai này, ông ăn cơm rồi chui vô một cái giỏ, tôi nói rằng ông đi chợ rồi và biểu nó gánh giỏ đem ra chợ gấp cho ông. Đường xa đi mệt chắc nó chửi thề. Ông nhảy ra từ chối luôn vụ cưới xin.
Ông già khoái chí bật cười dài. Cậu con trai núp dưới sàn nhà nghe ráo, nói thầm:
– Mình bị quở trách nhiều quá mà ông ta không chịu gả con, đây là lần chót ta phải cho ông già một vố thiệt nặng mới mong có kết quả.
Sáng lại, cậu con trai đến nhà ông già lãnh nhiệm vụ gánh hai cái giỏ (một đựng ông già bịt kín và một đựng khối đá cũng bịt kín). Cậu không nói lời nào, lẳng lặng đi ra chợ. Dọc đường cậu dừng lại lấy dây cột miệng giỏ thiệt chặt, đem để sát bờ lạch rồi làm bộ nói:
– Khốn khổ cho thân tôi. Trời sắp tối rồi mà tôi chưa tới chợ. Chắc ông già mong lắm. Nhưng mệt quá phải ngồi nghỉ mệt chút mới đi tiếp nổi.
Cậu đi tránh ra xa, lấy một khúc câu thiệt to đập phình phịch xuống đất giả tiếng chân voi đi qua cầu. Cậu ta nhái tiếng tên nài la lên:
– Ai để cái giỏ ngay đầu cầu vậy? Lấy đi mau, voi đạp nát bây giờ.
Cậu tiếp tục lấy khúc cây dộng lên đầu cầu tùm tùm như voi đang đi đến gần lắm rồi. Ông già tưởng voi thiệt, hoảng hồn nhảy lung tung lôi cái giỏ rớt xuống sông. Ông nghĩ phen này sẽ chết đuối.
Cậu trai để cho lão uống nước một hồi mới làm bộ la lên:
– Trời ơi! Ai để voi đá rớt cái giỏ của tôi xuống rạcj như vậy? Muối ướt hết rồi, ông già sẽ chửi tôi cho mà coi.
Cậu nhảy xuống vớt giỏ lên, giả vờ ngạc nhiên:
– Ồ! Mới rớt xuống rạch một chút mà đã có cá vô giỏ rồi. Phen này ta bắt cá làm khô cho mẹ vợ ăn chơi.
Mở giỏ ra ông già gần chết. Cậu kêu trời kêu đất, vừa cười thầm vừa cứu cho lão tỉnh dậy rồi đưa lão về nhà.
Từ đó về sau, ông già “kệch” không dám thử tài chàng trai và đành phải gả con gái.