Hào nghĩa khả phong

Bà Lê Thị Mẫn, người làng Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre là vợ thứ của Hương sư Bùi Văn Liệu. Bà vợ chánh tên Phạm Đại Ý, sanh ba gái và một trai thì mất. Ông Liệu cưới bà Mẫn, bà sinh ba trai một gái.

Năm 1818, ông Liệu mất. Năm đó bà 34 tuổi. Chồng chết, bà thay chồng nuôi dạy các con. Lớn lên các con đều nên danh phận.

Người con trưởng là Bùi Quan Nghi đậu cử nhân năm 1842. Nghi không ra làm quan, xin vua ở nhà nuôi dưỡng mẹ già.

Bùi Văn Phong, người con thứ, đậu cử nhân năm 1837, làm chức Án sát Nam D)ịnh, sau được bổ về Vĩnh Long.

Người con út, Bùi Hữu Thành, đỗ cử nhân sớm hơn hai anh (1831), làm tri phủ Phước Tuy, rồi Đốc học Biên Hòa, cuối cùng làm Tri huyện Long Thành và mất tại đây.

Bà Lê Thị Mẫn, là một phụ nữ thuần hậu, và có lòng thương người, bà dạy con rất nghiên. Lúc hai người con: Phong và Thành – làm quan, vẫn thường về thăm viếng mẹ. Một hôm, hai con đem về tặng mẹ một cây lụa tốt. Bà không nhận đưa trả lại và nói:

 – Làm quan thanh liêm làm sao có tiền dư để mua lụa?

Từ đó, hai ông không dám gởi tặng mẹ vật gì nữa vào cố tu thân, bõ đức giúp dân. Năm được bổ về Vĩnh Long, ông Phong về thăm làng, Đa Phước Hội. Cả huyện nghênh đón linh đình. Đó là lệ thường ngày xưa khi có quan về làng. Nhưng bà Mẫn không bằng lòng. Khi ông Phong về đến nhà, bà bảo:

 – Tuổi già như mẹ nghe náo động mẹ kinh sợ lắm.

Năm nọ mất mùa, bà xuất tiền và lúa gạo giúp kẻ nghèo đói không tiếc thứ gì. Vua Tự Đức nghe tiếng ban khen bà một tấm biển khắc bốn chữ: “HÀO NGHĨA KHẢ PHONG”.

Năm 1862, bà mất.

(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Sđd.)

error: Content is protected !!