Cô gái Bến Nghé

Khi giặc Pháp mới chiếm được Nam Kỳ, có một có gái xinh đẹp, con của một gia đình nông dân, người lối xóm thường gọi là nàng Hai hoặc cô Hai. Có nhiều chàng trai đeo đuổi cô. Nhưng cô đem lòng thương mến một anh học trò nghèo tên Trí.

Trong số đông đảo quân lính từ Biên Hòa kéo về để ngăn giặc, có viên lãnh binh lớn tuổi tên Sắc. Cha mẹ cô tham tiền và địa vị nên gả cô cho viên lãnh binh này.

Viên lãnh binh giữ nhiệm vụ án ngữ vòng ngoài đồn Cá Trê, mỗi lần bị thương và rút quân về, cô Hai làm bổn phận vợ hiền, tận tâm săn sóc chồng. Ông ta bị khiển trách vì không làm tròn nhiệm vụ, nổi giận ông đổ cho kẻ dưới, ra lịnh căng nọc đánh lính.

Lúc bấy giờ cô Hai lo giúp việc thu góp lương thực cho đại đồn Phú Thọ, nên thỉnh thoảng có gặp trí, người yêu cũ cũng đang tham gia hàng ngũ nghĩa quân chống giặc, có dư luận xầm xì. Biết được tin này, viên lãnh binh rất căm tức, nhưng Trí không phải là binh sĩ dưới quyền mình nên y không làm gì được. Dù vậy, y cũng ngấm ngầm cho người theo dõi Trí và đến một ngày kia y tìm cách hạ Trí.

Tên tay sai của y đến gặp Trí, nói là cô Hai cần gặp Trí để bàn việc thu góp lương thực. Trí tưởng thật, vội vã đến ngay. Y hô lính bắt Trí, lột hết áo quân rồi trói lại. Trong lúc cô Hai đang tắm cũng bị y giấu hết áo quần. Y ra lệnh cho lính hầu đi mời ông hương giáo trong làng đến để chứng kiến “một vụ án hai kẻ lăng loàn” đang bị bắt tại trận. Y ra lệnh cho hương chức trong làng dùng hình phạt nặng nhứt để xử hai kè phạm tội là “thả bè chuối trôi sông” để làm gương. Bọn tay sai nhanh tay làm công việc do y sắp đặt sẵn. Cô Hai và Trí cửi mắng tuyệt vọng, dân làng toan can ngăn thì bị chúng đuổi đi.

Quân giặc đóng ở chùa Khải Trường, một buổi sáng tên chỉ huy người Pháp cưỡi ngựa đi săn, nó thường đi một mình thẳng ra bờ sông. Đột nhiên ngựa dừng lại nó trố mắt nhìn một cảnh hết sức lạ lùng: trên một chiếc bè chuối, một người đàn ông, một người đàn bà trần truồng nằm sát nhau và bị trói cah85t. Bên cạnh hai con cá sấu hung hăng bám sát chiếc bè, đập đuôi làm dữ. Nó hô to một tiếng, cá sấu lặn mất tăm. Người đàn bà rên la cố huơ hưo cánh tay, còn người đàn ông bị cá sấu cắn mất một cah6n, đã chết. Nó bước xuống bè, mở trói và ẵm người đàn bà lên. Nàng nấc lên một tiếng rú, nhìn lại xác Trí còn lại trên bè. Tên quan Pháp chỉ chú ý người con gái còn sống, thân nàng còn nóng ấm, hình vóc đều đặn nở nang, một mái tóc dài đen. Từ khi qua xứ này, chưa bao giờ nó gặp một người con gái đạp như vậy.

Nó cứu sống cô gái. Hôm sau, tên hộ ở Bình Điều, là tay sai của nó, đến can ngăn.

– Không nên chứa chấp cô gái này.

Nó hỏi.

– Tại sao vậy?

 – Theo tục lệ xứ này, thả bè chuối trôi sông, để trừng trị kẻ lén lút tư tình, chắc quan lớn không hiểu nổi, khó đề phòng được sự trả thù.

Nó mỉm cười và đuổi tên bá hộ ra ngoài.

Người con gái được cứu sống đó là cô Hai. Cô bị đặt trong hoàn cảnh khó xử.

Sức khỏe ngày một bình phục, nhan sắc thêm phần xinh đẹp đã làm tên Pháp say mê. Cô Hai biết dã tâm của tên giặc là thỏa mãn về xác thịt. Nó đem tiền của ra gạ gẫm cô. Cô giả vờ như yêu nó để xin phép được về nhà đưa cha mẹ tản cư đến gần đồn, tên quan chấp nhận.

Cô gái trở về, tên lãnh binh ngạc nhiên và bực tức, trong khi mọi người trong xóm mừng rỡ. Khi cô hỏi về lệ làng, các bậc kỳ lão cho biết người có tội chỉ bị phạt một lần thôi, không ai có quyền xử lại lần thử hai. Hơn nữa tên lãnh binh đã bị giáng chức.

Nghĩ rằng trong những ngày sắp tới sẽ được sống yên ổn để giúp nghĩa quân, cô Hai về ở nhà cha mẹ.

Nhưng tên lãnh binh độc ác đâu có để yên. Bây giờ hắn không dám đánh đập hoặc giết cô vì cô không còn là vợ hắn nữa. Hắn nghĩ ra một kế thâm độc: bắt cô về tội làn nghề mãi dâm với giặc để giam cô chung với bọn gái điếm. Hắn ra lệnh cho bọn côn đồ hành hạ, làm nhục cô, bọn lính đến xem cười ầm ĩ.

Quản Định được Nguyễn Tri phương giao quyền trông coi mọi việc trong vùng giặc chiến đóng, một hôm đi tuần ngang qua, ghé lại định trị tội hắn, nhưng hắn chối đây đẩy. Có Hai thuật lại tự sự đầu đuôi với Quản Định và hứa làm mọi việc để góp phần đánh giặc dù chết cũng vui lòng. Quản Định khuyên cô kiên nhẫn chờ đợi một thời gian.

Từ đó, thỉnh thoảng Quản Định có gọi cô đến chỗ đóng quân để bàn bạc công việc. Đến lúc làm nhiệm vụ, cô xin một bộ quần áo lụa tốt, để chứng tỏ là cô gái nhà có tiền, cô chải tóc trang điểm đoan trang.

Tên giặc Pháp chờ lâu không thấy cô Hai trở lại, hơn nữa từ lúc cô xin phép về nhàn nghĩa quân không động dậy gì, tình hình có phần yên tĩnh nên nhàn rỗi buồn bã. Bỗng quân canh báo.

 – Có bà lão nói, cô gái và gia đình cô ta đến gặp quan lớn.

Nó lật đật hỏi.

– Bây giờ họ ở đây? Cho họ tới ngay.

 – Bà lão nói bây giờ quân canh ở đằng kia chặn lại vì bà ta gánh theo đồ đạc, quần áo, mùng chiếu, phải lục soát.

Lập tức nó lên ngựa đi một mình như thường lệ. Đàng xa thấp thoáng bà và cô gái đang gồng gánh. Nó cho ngựa phi nhanh hơn và không ngạc nhiên khi thấy cô Hai, còn cách nó khoảng ba sào đất, cô giơ tay như chào nó, nó cho ngựa chậm lại. Lập tức hai bên đường nghĩa quân ào ra đâm ngựa ngã quỵ rồi bắt và giết tên quan thực dân này. Lính hộ vệ của nó hay tin chạy tới, nghĩa quạn đã rút đi khỏi.

Từ đó về sau, người ta không biết cô Hai ra sao, chỉ nghe trong dân gian truyền nhau về cô gái Bến Nghé bị thả bè chuối trôi sông, bị giặc bắt rồi góp công giết giặc cứu nước.

(Theo Sơn Nam)

error: Content is protected !!