Cá mập Vàm Nao

Vàm Nao là một đoạn sông ngắn, non hai cây số nối liền sông Tiền và sông Hậu, cạnh xã Hòa Hảo (An Giang).

Tương truyền, con sông này khi xưa là đường voi đi, lâu ngày thành con rạch nhỏ, rồi d6àn dần do mực mước ở sông Tiền cao hơn sông Hậu, nên sức nước chảy rất xiết, đến nay lòng sông rộng cả cây số và rất sâu.

Sách xưa gọi Vàm Nao là “Hồi Oa Thụy” nghĩa là “Nước xoáy tròn”. Hiện tượng này sở dĩ có là do hàng năm từ tháng tám đến tháng mười một âm lịch nước sông Cửu Long bắt đầu lên cao, chảy cuồn cuộn như thác lũ từ trên nguồn đổ thẳng xuống, đến Vàm Nao phải quẹo trái tạo thành dòng nước xoáy đảo lộn liên tục làm cho ghe xuồng đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Những ai ít kinh nghiệm đi trên sông nước thường bị đắm ở đây.

Sông Vàm Nao thường được nhắc tới là vì, ngoài nạn nước xoáy làm chìm xuồng ghe, nó còn có tiếng là nhiều cá mập ăn thịt người. Nhứt là vào thời kỳ Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại vâng lệnh triều đình huy động dân vào các vùng chợ Mới, chợ Thủ (An Giang) và nhiều nơi khác đào kinh Vĩnh Tế nối Châu Đốc và Hà Tiên.

Lúc bấy giờ biên giới Việt Nam – Campuchia còn hoang vu, rừng rậm đầy thú dữ. Phu đào kinh thường bị cọp vồ, bò rừng xé, rắn cắn, bịnh tật, …Vừa qua gian khổ, vừa đứng trước nanh vuốt của tử thần, nên đã có một số phu liều trốn khỏi công trường. Khi về đến Vàm Nao, thủa đó lòng sông còn hẹp, phần vì sợ quan quân truy nã, phần không có xuồng ghe, họ phải đốn chuối ôm lội qua sông bất chấp lời đồn đại về nạn cá mập ăn thịt người ở khúc sông này.

Phần lớn những người lội qua sông bị làm mồi cho cá mập, may mắn lắm được vài người sống sốt là cùng.

error: Content is protected !!