Đề Tương Sơn tự

Nguyên tác chữ Nho (*)

Phiên âm

Giang thiên cực vọng mạn lao thần,

Ngẫu nhập thiền quan bán nhĩ trần.

Diệu tháp không lưu vô lượng cốt,

Pháp luân (1) dĩ chuyển bất sinh thân.

Vân mông Sở trạch đàm (2) hoa dũng,

Tích (3) quải Tương Sơn sắc giới tân.

Phật giáo nguyên lai hà dị đế,

Diệc tương trung hiếu độ mê tân.

Dịch nghĩa: Đề chùa Tương Sơn

Đừng nhọc công nhìn hút tầm mắt trời trên sông,

Ngẫu nhiên vào cửa thiền, lòng trần nhẹ một nửa.

Tháp diệu suông lưu lại xương vô lượng,

Bánh xe pháp chuyển, thân không sinh lại được.

Mây mù mịt đầm Sở, hoa đàm vọt lên,

Gậy tích trượng treo núi Tương, sắc giới mới mẻ.

Đạo Phật vốn không có chân nghĩa khác lạ,

Nguyện đem trung hiếu độ cho người sa bến mê.

Chú thích

(1): Pháp luân: danh từ Phật giáo.

(2): Đàm: tức ưu đàm bát, một loại cây giống như cây sung, có quả mà không có hoa, cho nên khu nở hoa thì quý lắm. Theo thuyết Phật, hoa đàm ba ngàn năm mới nở một lần và khi nở có Phật ra đời.

(3): Tích: tức tích trượng của nhà sư, đầu gậy có cái vòng nhạc bằng thiếc, lúc chống đi kêu leng keng. Khi nhà sư trụ trì ở nơi nào thì dựng gậy tích ở nơi đó, nên người ta gọi nơi nhà sư trụ trì là trác tích (dựng gậy tích).

Hoài Anh dịch thơ

Nhìn trời mút mắt chi phiền,

Nhẹ lòng trấn trước cửa thiền hôm nay.

Tháp lưu xương Phật rêu đầy,

Bánh xe pháp chuyển sao chầy sinh thân?

Mây đầm Sở vọt hoa đàm,

Gậy non Tương, sắc giới phàm mới tươi.

Chân nghĩa Phật chẳng khác đời,

Nguyện đem trung hiếu độ người bến mê.


(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!