Đăng Kim Kê nham (1)

Nguyên tác chữ Nho (*)

Phiên âm

Kim Kê nham thượng Quan Âm động,

Họa nghịch tân đầu vọng bảo chàng.

Hí thủy sô âu tùy khách đĩnh,

Tị yên lão hạc túc thiền song.

Áp hương hữu tích huân liên tọa,

Niểu lý vô tung độ vĩ giang.

Hà xứ giai nhân bằng Thứu lĩnh,

Bạch y tương chứng thúy mi song. (2)

Dịch nghĩa: Lên núi Kim Kê

Động Quan Âm trên núi Kim Kê,

Mũi thuyền đầu bến vọng chùa Phật.

Mãn ngác chim âu non theo thuyền khách,

Tránh khói hạc già đậu ở song chùa.

Áp hương có dấu vết xông tòa sen,

Giày lả lướt không tung tích vượt sông lau.

Giai nhân nơi nào dựa Thứu lĩnh,

Áo trắng đứng đó đôi mày biếc.

Chú thích

(1): Chú thích của tác giả: Thơ hạn vận Tam giang, dùng mỗi câu một tên loài cầm, núi ở trên bờ sông có thạch động Phật Quan Âm cảnh rất thanh u.

(2): Chú thích của tác giả: Lúc bấy giờ có một người đẹp trang điểm nhã đạm áo trắng đang hành hương trước Phật tiền, đó cũng là thi liệu.

Chú thích của dịch giả: Thứu lĩnh là núi Linh Thứu ở trung bộ Ấn Độ, vì núi giống hình chim thứu (một loài chim khỏe và dữ), lại có nhiều giống chim thứu sống ở trên núi cho nên được gọi tên như vậy. Ở đây, ý chỉ chùa chiền, đất Phật.

Hoài Anh dịch thơ

Động Quan Âm núi Gà vàng,

Mũi thuyền đầu bến vọng sang bảo tòa.

Âu non rỡn nước quanh ta,

Song thiền tránh khói hạc già ghé nương.

Tòa sen còn ngát xạ hương,

Giày không để dấu băng đường sông lau.

Chẳng hay người đẹp nơi đâu,

Đẹp màu áo trắng, biếc màu mày xanh.


(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!