Đăng Củng Cực lâu (1)

Nguyên tác chữ Nho (*)

Phiên âm

Trường Sa (2) Tương thủy chuyển thương mang,

Củng Cực lâu đầu vọng Nhạc Dương.

Hán phó (3) văn chương di cổ thụ,

Sở thần trung phẫn trục Thương Lang.

Thi lâm họa hạm vân tùy bộ,

Chước tựu hoa lan vũ tẩy trường.

Đạm bạc khả lân thiền vị lãnh,

Nhất âu sơn mính khách tình phương.

Dịch nghĩa: Lên lầu Củng Cực

Sông Tương ở Trường Sa chuyển mênh mông bát ngát,

Đầu lầu Củng Cực vọng về Nhạc Dương.

Văn chương của Giả Nghị đời Hán còn lại trong cổ thụ,

Niềm trung phẫn của Khuất Nguyên nước Sở cuộn theo dòng Thương Lang.

Thơ đến chấn song chạm vẽ, mây theo hứng,

Rượu chuốc ở lan can hoa, mưa rửa ruột giùm.

Đạm bạc khá thương vị thiền lạnh,

Một âu trà núi tình khác đượm đà.

Chú thích

(1): Chú thích của tác giả Lê Quang Định: Làm theo vần thơ Vân Tiều, Lầu ở đối ngạn phủ thành Trường Sa, Quất Châu.

(2): Truờng Sa: thủ phủ tỉnh Hồ Nam, nằm bên bờ phải sông Tương.

(3): Hán phó: Giả Nghị (200-268. TCN) một vị quan thời nhà Hán, theo sử Trung Quốc.

Hoài Anh dịch thơ

Trường Sa bát ngát dòng Tương,

Lầu Củng Cực, vọng Nhạc Dương một miền.

Cây xưa: văn Giả Nghị truyền,

Sóng xanh vẫn cuộn oan khiên Sở thần.

Thơ đến cửa: mây theo chân,

Mưa rửa ruột: rượu chuốc gần lan can.

Vị thiền lạnh, khá tiếc than!

Quý nhau một ấm trà khan cũng tình.


(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!