Chương 28: Nhiệm vụ còn dài

Một chiều xuân rực rỡ, nắng ấm xuyên qua những cành cây, quyện khói chiều, vương bụi vàng óng ánh rọi xuống sân đình. Tiếng súng xa xa đã thưa dần, nhường chỗ cho những âm thanh êm đềm của một làng thuộc vùng tự do đang đón màn đêm đến.

Tron quân y viện, không khí tấp nập khẩn trương. Đêm qua các bác sĩ, y tá, cứu thương đã tiếp nhận một số bệnh nhân đặc biệt từ nội thành ra. Một đàon chiến sĩ vượt ngục bị mất sức sau bao ngày bị giam cầm tra tấn, và vừa chiến đấu với quân thù ở dọc đường.

Cùng ra theo đoàn tù có một tiểu đội ngụy do một thiếu úy chỉ huy, bọn họ cũng là những thanh niên còn trẻ, bị động viên vào lính. Trong đàon người còn có một cô gái thủ đô, cô bị mệt lả phải khiêng về đây và, vài đồng chí bị thương cần phải mổ. Họ cần được nghỉ ngơi điều trị.

Đặc biệt trong số này có một anh lái xe bị thương nặng ở đầu. Khi được đoàn người khiêng về đây, anh ta máu me đầy mặt, mê man bất tỉnh. Các bác sĩ hết sức cứu chữa và săn sóc; tất cả những phương tiện đặc biệt, thuốc quý đều được đem ra dùng, ai nấy đều lo lắng cho anh. Ban chỉ huy mặt trận cũng xuống tận nơi thăm hỏi. Đồng chí chính trị viên thức suốt đêm cạnh người bệnh, các bác sĩ thay phiên nhau thường trực. Cho mãi tới sáng nay, anh ta mới tỉnh. Mọi người đều hết sức vui mừng.

Nữ y tác Tâm được phân công chăm nom anh suốt cả ngày hôm nay. Giờ đây, nhìn bệnh nhân thiêm tiếp ngủ, cô thấy lòng bớt lo lắng bồi hồi. Quân y viện đã tiếp đón bao nhiêu chiến sĩ, bàn tay cô đã săn sóc bao nhiêu người, nhưng hôm nay, tự nhiên cô thấy lòng vô cùng xúc động.

Những con người từ trong nội thành ra khiến cô nhớ lại bao kỷ niệm trong thời gian còn lăn lộn trong vùng địch. Rồi, hình ảnh một chiều hè, hôm tiễn chân Trần Giang lên đường. Cho mãi tới nay, cô vẫn chưa nhận được tin tức gì về anh. Cô biết Trần Giang cũng đi vào lòng địch để hoạt động. Nhưng anh ở đâu thì cô không rõ. Anh chỉ còn lưu lại những dòng nhật ký và những lời thơ đầy tình cảm, cô đã đọc đi đọc lại nhiều lần:

Hãy nhắc lại sau muôn vàn thế kỷ

Chiến sĩ ra đi không hẹn ngày về

Coi thâm mình như chiếc lá mùa thu …

Để vun bón cho mùa xuân đất nước.

Phải chăng chiếc lá ấy đã rơi xuống, vun bón cho cây trong vườn thêm xanh, cho hoa trên cành thêm thắm và hình ảnh của nó vẫn sống trong lòng những người hôm nay?

Suốt cả ngày, Tuyết Trinh thiếp đi, mãi tới khi người nữ y tá đánh thức, cô mới bàng hoàng tỉnh giấc.

”Đây là đâu? Và những người xung quanh ta là ai?” Cô vụt nhớ lại câu chuyện hãi hùng đêm qua. Sau khi cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, có người đã dìu cô đi trong đêm, cho tới khi cô mệt quá ngất đi. Giờ đây, cô biết mình đang nằm trong bệnh viện. Nhìn khóe mắt dịu hiền của cô y tá, Tuyết Trinh thấy yên lòng, cô hỏi:

 – Đây là đâu hở chị?

– Chị đang ở quân y viện vùng tự do.

Lời nói thân thiết và trìu mến của Tâm khiến Tuyết Trinh xao xuyến, cô nhìn người con gái trạc tuổi mình với ánh mắt đầy thiện cảm.

Để cô yên lòng, Tâm nói tiếp:

 – Có lẽ từ nay, quân y viện này cũng sẽ là nhà của chị, chị sẽ ở đây với chúng tôi tới khi kháng chiến thành công.

Ôi! Phải chăng đây là con đường mới mà Bảo Trung đã dẫn dắt cô đi, không phải là Pa-ri, Đông kinh mà là một miền quê đầm ấm. Vùng tự do! Hai chữ tự do nghe sao thân thiết đến thế. Mọi người ở đây đều thương yêu cô. Thấy cô tỉnh giấc, ai nấy đều lộ nét mặt vui mừng. Cô đang sống giữa tình thương yêu của mọi người, và từ đây cô hy vọng sẽ tìm thấy người mẹ ruột của cô.

Không nén nổi tình cảm thầm kín trong lòng, Tuyết Trinh buột miệng hỏi Tâm:

 – Chị có biết bây giờ anh Bảo Trung ở đâu không?

– Em không rõ nhưng … có thể vài ngày nữa chị sẽ gặp được anh ấy.

Tuyết Trinh hồi hộp nắm chặt tay Tâm:

 – Thật không hả chị? Chị nói đúng đấy chứ? Thế còn chú Nghĩa, người lái xe cho anh ấy có về đây không?

 – Hinh như có … Có một đồng chí lái xe bị thương nằm ở đây, nhưng bác sĩ chưa cho phép ai được vào thăm.

Tuyết Trinh xúc động, cô hy vọng nếu gặp được Nghĩa thì sẽ biết được tin tức của Bảo Trung, cô thấy lòng phấn khởi hẳn lên. Nhìn vào khóe mắt Tâm, với một giọng thiết tha, cô nói:

 – Em sẽ chờ anh ấy ở đây, chị không nói dối em chứ? Em làm việc với chị ở quân y viện này.

Cảm động, Tâm nắm chặt tay Tuyết Trinh và thân thiết bảo:

 – Bây giờ chị đi tắm rửa, lấy tạm quần áo của em mà thay. Em chờ chị rồi chúng ta cùng đến địa điểm liên hoan.

 – Vâng, cám ơn chị.

Trời đã tối, ánh đèn dầu làm rạng rỡ nét mặt hai người, hai cô gái thành phố gặp nhau trong kháng chiến, dưới mái quân y đầm ấm ở một vùng quê.

***

Trong buổi liên hoan mừng các chiến sĩ vượt tù và tiếp đón những binh sĩ yêu nước trở về với kháng chiến, các cán bộ, các đại biểu quân dân chính và đoàn thể các giới đều có mặt đông đủ, họ ngồi chật ních cả ngôi chùa.

Đồng chí chính trị viên mặt trận tuyên bố khai mạc buổi liên hoan. Sau khi kể tóm tắt chiến công của đoàn tù binh vượt ngục, đồng chí tỏ lời khen ngợi và hoan nghênh những binh sĩ trong trung đội của Lê Trâm đã giác ngộ trở về với kháng chiến, biểu dương tinh thần dũng cảm, bất khuất của tù nhân, trong thời gian bị địch cầm tù đã giữ trọn lời thề, không phản bội, cung khai. Sau đó, đồng chí mời đại tá Mê-luy-xông đứng dậy giới thiệu với mọi người.

 – Xin trân trọng giới thiệu với các đồng chí, đây là đồng chí Phe-ri thiếu úy quân đội viễn chinh, đã cùng với đơn vị chạy sang hàng ngũ của chúng ta và đã sát cánh chiến đấu với chúng ta trong suốt chiến dịch thu đông. Nay đồng chí lại mới lập thêm chiến công đặc biệt mà các đồng chí đã biết.

Mọi người vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh.

Đồng chí chính trị viên nói tiếp:

 – Còn một đồng chí nữa nhưng vì điều kiện công tác, không cho phép tôi giới thiệu với các đồng chí ở đây được. Thật đáng tiếc. Đó là đồng chí đã lái chiếc xe chở đại tá Mê-luy-xông đến bắt cóc trung tá Mít-xen. Hiện nay sức khỏe của đồng chí đó chưa bình phục, còn phải điều trị trong quân y viện.

Tiếng vỗ tay rào rào lại nổi lên. Tuyết Trinh và Tâm cũng vừa đến kịp. Tuyết Trinh ngước nhìn lên dãy bàn phía trên, cô vô cùng mừng rỡ khi nhận ra Nghĩa đang ngồi cạnh Lê Trâm. Cô định chạy lên hỏi nhưng vướng nhiều người quá, không lên được. Cô quay hỏi Tâm:

 – Chị bào có một người lái xe bị thương nặng phải không?

– Vâng, anh ấy cũng đã tỉnh rồi.

– Thế thì không phải là chú Nghĩa, chú ấy ngồi ở kia, có bị thương đâu.

Tâm ngạc nhiên nhìn Tuyết Trinh, bỗng nhiên mặt cô sáng vụt lên, vội vàng kéo Tuyết Trinh ra ngoài bảo:

 – Chị Trinh ạ! Hay người bị thương nằm ở nhà là Bảo Trung! Em thấy mặt quen quen. Thôi, có lẽ đúng rồi!

Tuyết Trinh cũng thấy lòng hồi hộp, tim cô đập mạnh vì vui sướng và hy vọng. Rồi như hai cái bóng, hai cô gái chạy vội về quân y viện, bỏ dở cuộc liên hoan …

Trong chùa, đồng chí chính trị viên vẫn tiếp tục nói:

 – Thưa các đồng chí! Cuộc kháng ciến thần thánh của dân tộc chúng ta đang bước sang một giai đoạn quyết liệt, chúng ta còn phải hy sinh nhiều. Đã có những chiến sĩ ra đi không về, nhưng tên tuổi họ được chúng ta đời đời ghi nhớ, những người còn sống sẽ nối tiếp công việc của họ. Chúng ta còn phải lập nhiếu chiến công để trả thù cho họ. Gian khổ còn nhiều, chúng ta còn phải hy sinh chịu đựng. Nhưng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch kính yêu, của Đảng và Chính phủ, nhất định chúng ta sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.

 Tiếng vỗ tay vang lên như sấm, rung chuyển mái chùa.

Cuộc kháng chiến vẫn còn tiếp diễn, những chiến sĩ quân báo, tình báo, vẫn âm thầm lao vào lòng địch, từng giờ, từng phút, đem tinh thần trí tuệ của mình ra đối chọi với kẻ thù, người này ngã, người khác xông lên kế tục sự nghiệp vẻ vang của họ. Nhân dân không biết được tện tuổi của họ, nhưng lịch sử sẽ luôn luôn nhắc đến và mang ơn những người chiến sĩ vô danh ấy. Ngoài ra có những người, vì hoàn cảnh này, hoàn cảnh khác, phải chịu sống dưới nanh vuốt của quân thù, hay thậm chí vì những mục đích đen tối nào đó mà đã cộng tác với giặc, nhưng khi được giác ngộ, được thấy rõ sự thật, phân biệt được thế nào là phi nghĩa, chính nghĩa thì họ cũng sẽ trở thành những người tốt, có lương tri, và đem nhiệt tình ra để cống hiến cho cách mạng, vì cách mạng đã đem lại cuộc sống thực sự cho họ. Những người đó là Lê Trâm, Tuyết Trinh, Nghĩa và một số binh sĩ khác.

Cuộc liên hoan đã bế mạc, nhưng dư âm của nó còn vang mãi, vọng mãi trong lòng những người có mặt.

Cũng ngày hôm ấy tại Pa-ri. Ông bà Ứng Lại nhận được bức điện báo tin như sau:

Tôi xin trân trọng báo tin để ông bà được rõ: Trung úy Bảo Trung, con trai độc nhất của ông bà và cũng là người con anh dũng của nước Pháp đã bị Việt Minh bắt cóc cùng với trung tá Mít-xen trong khi thừa hành nhiệm vụ.

Bộ chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp tại Bắc Việt đang ra sức tìm kiếm và sẵn sàng đề nghị với chính phủ Việt Minh, hoàn lại trung úy trong một cuộc trao đổi tù binh nào đó sẽ được tổ cức sau này.

Mong ông bà cứ yên lòng, tin tưởng vào sự lưu ý tích cực của Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh.

Chúc ông bà gặp mọi sự may mắn.”

Hà Nội, ngày … tháng … năm …

GIÁM ĐỐCTRƯỜNG CÔNG TÁC

THAM MƯU TẠI BẮC VIỆT

Đại tá: Ô-BUY

Viết một bình luận

error: Content is protected !!