Chương 25: Mít-xen ra tay

Từ ngày được Bộ chỉ huy Pháp điều động sang thay thế Toàn Cơ, Mít-xen rất đắc chí, ngay từ buổi đầu, hắn đã làm đảo lộn tổ chức của Cục: thay đổi một số nhân viên, giải tán trung đội đặc biệt của Lê Trâm và điều Lê Trâm sang trại giam làm phó giám thị. Hắn chấn chỉnh lại bộ máy mật thám các tỉnh. Đào tạo một bọn mật vụ mới để chuyên làm công tác phản gián trong quân đội. Liên hệ chặt chẽ với cơ quan hiến binh và các tổ chức tình báo trong tham mưu. Tóm lại, Mít-xen đã phần nào thống nhất được quyền lãnh đạo các cơ quan mật thám. Bản thân Mít-xen mang quân hàm trung tá hiến binh, được Bộ chỉ huy biệt phái làm công tác chính quyền trong chính phủ quốc gia, và quyền Cục trưởng An ninh.

Mít-xen đã áp dụng nhiều kinh nghiệm học được của các cố vấn Huê kỳ vào việc hàn gắn màng lưới điệp báo đã bị rách nát. Hắn tự hào trước một số kết quả mới đạt được.

Sáng nay, sau khi giảng bài ở trường biệt kích về, Mít-xen được ban phản gián báo cáo cho biết: Mới có một hàng binh ở mặt trận đường số 5 chạy sang. Tên này đã cung cấp một số tài liệu quan trọng. Mít-xen hớn hở ra lệnh cho trưởng ban phản gián dẫn người đó đến trụ sở.

Nửa giờ sau, người hàng binh được dẫn đến, đó là một thanh niên khoảng 23 tuổi, da trắng trẻo, mắt hơi bé so với khuôn mặt. Y khúm núm cúi đầu chào Mít-xen.

Mít-xen nhìn y từ đầu đến chân rồi cầm tập hồ sơ lên xem, đoạn hất hàm hỏi:

 – Tên anh là Nguyễn Đăng Tài, tên thực đấy chứ?

– Dạ, thưa nài tên khai sinh đấy ạ.

– Anh đi Việt Minh từ bao giờ?

– Dạ, từ năm một chín trăm bốn bảy ạ.

– Đã dự nhiều trận chưa?

 – Bẩm quan lớn, con ở trung đội đánh mìn, nhưng chỉ làm nhiệm vụ dậy bổ túc văn hóa.

 – Sao lại thế?

 – Bởi vì trong trung đội chúng con toàn những nông dân dốt nát, nên phải tổ chức cho học văn hóa.

 – Vì sao anh chạy sang phía chúng tôi?

 – Bẩn con không thích đánh nhau. VỚi lại gia đình con đã về cả trong này buôn bán rồi.

 – Được, rất tốt! Anh có muốn làm việc với chúng tôi không?

 – Bẩm quan lớn, con chỉ có thể giúp các quan những điều con biết, còn xin phép quan lớn cho con về ở với gia đình.

 – Điều đó chúng tôi sẽ xét sau, những lời anh khai với chúng tôi bảo đảm là đúng chứ?

 – Bẩm con xin cam đoan là đúng, chính con cũng nhận một nhiệm vụ.

– Thế sao nãy anh chỉ bảo là anh làm nhiệm vụ dạy văn hóa thôi?

Tên hàng binh ấp úng, lúng túng thưa:

– Dạ … bẩm … họ bắt con phải làm đấy ạ!

 – Thôi được, nếu những việc anh vừa nói với chúng tôi là đúng thì anh sẽ được thưởng công, nhưng phải nhớ rằng nếu anh nói dối, lừa bịp cúng tôi thì không thể che mắt chúng tôi được đâu, hậu quả của nó, anh có thể tự xét được.

 – Bẩm quan lớn, nếu con khai man, ngài cứ bắt tội, con xin chịu trách nhiệm.

 – Anh cần nhớ thêm rằng chúng tôi luôn luôn cần đến anh.

– Dạ! …

 – Bây giờ anh theo ông trưởng ban làm một số thủ tục rồi lên đây nhận lệnh.

 – Dạ, các quan có thể cho phép con về nhà được không ạ?

– Cái đó để xét sau. À, ai đã đưa anh về đây nhỉ?

– Dạ. Bẩm cô Hồng ạ!

– À, cô ấy khá lắm! Thôi đi đi.

– Xin cảm ơn lòng tốt của quan lớn!

Tên đầu hàng đi khỏi phòng, Mít-xen vội quay điện nói chuyện ngay với đại tá Ô-buy vì người hàng binh đã cung cấp một số tài liệu có liên quan đến trường biệt kích.

***

Một buổi sớm, Ban giám đốc nhà trường triệu tập tất cả các sĩ quan huấn luyện đến sở Mật thám để dự một cuộc lấy khẩu cung. Nghe nói ban phản gián vừa bắt được một cán bộ Việt Minh cao cấp, chúng đã co5nh người này để thí nghiệm dụng cụ tra tấn tối tân do Huê kỳ mới viện trợ.

Khi Bảo Trung tới nơi thì đã đủ mặt các sĩ quan huấn luyện, gồm từ Ô-buy, Mít-xen trở xuống. Ngoài ra, còn có một chuyên gia Mỹ đến hướng dẫn sử dụng máy móc.

Buồng lấy khẩu cung mới xây dựng cũng do chuyên gia Huê kỳ thiết kế. Bốn bức tường quét vôi xám ngắt, vẽ những hình thù quái gở. Bốn ngọn đèn được gắn trên bốn chiếc mô hình sọ người, nhe những hàm răng ghê tởm của tử thần. Phía góc phòng, một chiếc bàn dài, bày la liệt những dụng cụ: quả đấm, bàn vả, dây thừng, kìm, búa, móc, cối ép sọ, thùng nước v.v… Cạnh bàn là một chiếc máy điện mang nhãn hiệu U.S.A. các ống dây cao su quấn chằng chịt, nối bằng những cái móc mạ kền bóng nhoáng. Một chiếc tủ nhỏ kê cạnh chiếc máy điện trong để những dụng cụ để lắp vào máy, mỗi khi đổi kiểu tra tấn. Giữa phòng đặt một chiếc ghế, mới trông giống chiếc ghế của các nhà trồng răng, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy khác, dùng để cho phạm nhân ngồi.

Một chiếc bàn thẩm vấn kê đối diện với chiếc ghế máy giành cho những người hành sự, còn các quan khách và sĩ quan ngồi trên hai dãy ghế kê dọc theo hai bức tường.

Bước chân vào phòng, Bảo Trung thấy không khí lạnh lẽo đến rợn người, an nghĩ đến cảnh ngục đường dưới âm phủ. Quanh anh, một lũ đầu trâu mặt ngựa, uống máu người không tanh, đang chờ đợi mồi ngon.

Một hồi chuông reo lên gay gắt. Cuộc hỏi cung bắt đầu.

Mít-xen hăm hở bước vào ngồi sau bàn thẩm vấn. Cạnh hắn, hai tên tùy tùng đang xếp đặt những giấy tờ cần thiết. Một chiếc bàn kê chếch về phía bàn của Mít-xen là chỗ ngồi của Ô-buy và mấy tên sĩ quan trong ban Giám đốc. Bên chiếc máy d9ie65n có đặt sẵn một chiếc ghế bành. Tên chuyên gia Huê kỳ cũng vừa bước vào ngất ngưỡng ngồi ghếch chân lên ghế, mặt vênh váo.

Một hồi chuông ngắn thứ hai nổi lên.

Từ một khoang cửa nhỏ, cánh cửa sắt rung chuyển. Một tù nhân bị cùm tay được lính mật thám dẫn ra, sau mấy giây do dự, ông hiên ngang tiến thẳng ra giữa phòng, bước ngay lên ghé điện, không đợi ai mời.

Nhìn người tù, Bảo Trung rất sửng sốt, mím chặt môi để khỏi kêu bật ra mồm. Dáng người quen thuộc, mớ tóc đã lốm đốm hoa râm, gây cho anh một cảm xúc mãnh liệt. Trong người anh lúc này, các thớ thịt căng lên, máu chạy no1ng ran, anh cắn răng trấn tĩnh.

“Sao lại có thể thế được? Ta có trông nhầm không? Rõ ràng là đồng chí Thuận! Già Thuận! Già có trông thấy mình ngồi ở đây không? Tại sao già bị bắt? Trong trường hợp nào? Không có thể vì sơ ý, chắc chắn có kẻ phản bội”.

Còn gì đau đớn hơn khi chính mắt phải nhìn thấy những cực hình tàn khốc mà người đồng chí thân thiết của mình sắp phải chịu!

Chợt có một bàn tay nắm lấy cánh tay anh, anh quay lại thì nhận ra Lê Trâm, anh ta vừa vào ngồi cạnh. Trông mặt anh ta không lấy gì làm vui cho lắm.

Một hồi chuông ngắn thứ ba vừa dứt. Mít-xen cất tiếng sang sảng như ma quỷ trong hang đá:

– Tên ông là gì?

– Các ông đã biết rồi, không cần phải hỏi.

– Ông phải khai lại một lần nữa!

– Đã khai hết rồi?

 – Tôi yêu cầu ông khai lại tất cả, ông nên nhớ đây là một buổi hỏi cung đặc biệt!

 – Tôi rõ. Va2o6ng cũng nên biết tôi là một người tù đặc biệt.

Ngay từ phút đầu, Mít-xen đã thất bại, hắn như  bị cái tát vào mặt trước những sĩ quan tham mưu. Nổi nóng, Mít-xen đập bàn:

 – Ông nên nhớ ông không khai, chúng tôi cũng đã rõ tất cả những hành động của ông. Nếu ông thành khẩn nhận thì nhẹ tội, nếu không thì đừng trách.

Già Thuận cười gằn:

 – Ông Mít-xen, ông đừng giở trò trẻ con ra dọa tôi, nếu ông đã rõ thì hà tất các ông còn phải hỏi thêm cho mất thì giờ.

 – Ông là cán bộ Việt Minh!

– Đúng!

Già Thuận thản nhiên trả lời và bắt gặp đôi mắt lo lắng của Bảo Trung.

– Ông là cán bộ tình báo?

– Còn gì nữa?

– Chúng tôi cần biết, ông đã liên lạc với những ai?

– Điều b1 mật đó, tôi không thể lộ cho các ông biết được!

 – Đây kho6g phải là chuyện đùa. Ông nên biết ông đang nói chuyện với ai chứ?

 – Ông cũng nên hiểu ông đang hỏi cung ai chứ?

Băng ghi âm vẫn quay rè rè, ghi lại tất cả những lời đối thoại của hai người.

Bọn sĩ quan tham mưu xì xào trao đổi với nhau về những nhận xét của mình. Tên chuyên gia Mỹ sốt ruột, ngứa ngáy chân tay, hắn ê giọng một tiếng như giục.

Mít-xen đằng đằng sát khí, hắn hất hàm ra lệnh. Hai tên mật thám chồm đến, túi hai cánh tay người tù, kẹp các ngón tay vào những ống đồng gắn vào bên ghế.

Tên chuyên gia Mỹ bắt đầu mở máy.

Đèn báo hiệu trên tủ điện bật sáng, tiếng máy vo vo chạy. Già Thuận khẽ rên m65t tiếng rồi rướn người lên, hai hàm răng nghiến chặt, mặt tuy dúm lại nhưng vẫn toát lên khí thế kiên cường.

Bảo Trung thấy lòng đau đớn như chính mình đang chịu những cực hình dã man ấy. Thần kinh anh căng thẳng, chỉ một chút nữa thôi, nếu không ráng kìm chế, anh đã rút ngay hai súng và lia một loạt, tên Mít-xen sẽ hưởng viên đạn đầu tiên.

Già Thuận bỗng thét lên một tiếng rồi gục đầu ngất lịm.

Bảo Trung cố gắng chịu đựng, anh nén nỗi đau đang dày vò. “Phải bình tĩnh, bình tĩnh! Không sẽ hỏng hết việc lớn!”

Mít-xen ra hiệu. Tên chuyên gia Mỹ tắt nút điện.

Hai tên lính vội cah5y đến, đặt già Thuận nằm ngửa trên sàn, một đứa lấy thùng nước dội vào mặt già. Chúng tháo những chốt lắp ở tay già ra. Mười đầu ngón tay đều tím bầm, rướm máu. Sau đó chúng lại vực già ngồi lên ghế điện.

Người chiến sĩ lão thành vẫn nghiến chặt răng, mắt nhắm nghiền như quên hết mọi việc, mọi cực hình vừa chịu. Bảo Trung vừa đau xót, vừa kính phục tinh thần dũng cảm của ông.

Già Thuận đã tỉnh, đôi mắt từ từ mở rồi bỗng quắc lên như ánh thép, nhìn chằm chằm vào những tên đồ tể như thách thức. Mít-xen lại cất tiếng hỏi:

 – Thế nào? Ông đã chịu khai chưa? Liên lạc với những ai trong này? Không nên để chúng tôi xử quá đối với ông.

 – Đừng hòng! – Tiếng già Thuận chắc nịch như nhát búa.

Mít-xen lại ra hiệu. Đèn đỏ lại bật sáng. Chiếc hge61 bỗng quay lộn ngược, hất tung già Thuận lên và hai chiếc càng sắt ôm lấy đôi chân của già từ lúc nào, bây giờ tự động treo ngược già lên lủng lẳng như một chiếc giá treo cổ. Một hình thức tra tấn tối dã man của nền văn minh Huê kỳ.

Máy điện lại rè rè … bóng đen vàng tắt, thay bằng bóng đỏ, già Thuận uốn con người như con tôm. Bảo Trung vội quay nhìn Mít-xen, đôi mắt đỏ ngầu của hắn long lên như thú dữ, các thớ thịt ở má hắn rung lên, cằm bạnh ra, mặt phản chiếu ánh sáng đỏ rực như máu.

Bỗng có tiếng nổ ”tách”, cầu chì điện cháy, đèn vụt tắt, máy ngừng kêu. Mọi người sửng sốt. Bảo Trung đã nắm khẩu Pa-la-ben-lum, nhưng hình như có tiếng nói văng vẳng bên tai anh. ”Hãy bình tĩnh đồng chí!”

Tiếng Mít-xen quát lính chữa điện, tên chuyên gia Mỹ lầu bầu văng tục, các sĩ quan đã có người xô ghế đứng dậy.

Đèn lại sáng, Ô-buy hạ lệnh tạm dừng buổi hỏi cung vì hắn thấy không kết quả gì. Hai tên lính vội chạy đến cởi khóa, hạ già Thuận xuống. Ông già lại một lần nữa bất tỉnh, được bọn chúng khiêng xuống trại giam.

Mít-xen bẽ mặt phân trần:

 – Chiếc máy mới này cũng không có tác dụng lắm đối với những tên cứng đầu cứng cổ.

Tên chuyên gia Mỹ thì đổ tội cho điện ”tồi” quá.

Bảo Trung nghĩ thầm: ”Chúng mày thắng làm sao được. Chúng mày thắng làm sao được. Chúng mày hiểu thế nào được những người cộng sản chúng tao đều có một tinh thần rắn hơn thép”.

Khi ra khỏi trại giam, Bảo Trung hẹn Lê Trâm:

– Tối nay anh lại tôi chơi, đã lâu lắm chúng ta chưa có dịp gặp nhau.

– Xin sẵn sàng, t6i cũng đang cần gặp anh.

Chập tối, một người lính của Lê Trâm mang lại cho Bảo Trung một phong thư, trong thư viết:

Anh Bảo Trung thân mến!

Rất tiếc tối nay không thể lại thăm anh được vì Mít-xen vừa giao cho tôi một công tác đặc biệt. Hẹn gặp anh vào tối mai!

Chúc anh vui mạnh.

LÊ TRÂM

Bảo Trung đang sống trong những giờ phút căng thẳng nhất, anh vừa nhận được chỉ thị mới: ”Việc già Thuận bị bắt là do có một tên phản bội, cần điều tra để thanh trừng ngay. Phải tổ chức bảo vệ già Thuận, tạo điều kiện cho già Thuận thoát tù. Tiến hành gấp rút phá hoại trường biệt kích”.

Đó là những nhiệm vụ phải kiên quyết thi hành, tất cả tài trí của anh đều phải dốc ra để chiến đấu một trận sống mái với quân thù. Anh nhớ lại cảnh tượng hôm nay tại phòng hỏi cung, anh thương xót già Thuận bao nhiêu thì lòng căm thù bọn đế quốc càng hừng hực bấy nhiêu.

Trước hết phải bảo vệ già Thuận, việc này cần đến Lê Trâm. Điều tra cho ra tên bội phản! Nó là ai? Ở đâu? Phải biết được ngày giờ khởi hành của chuyến tàu chuyên chở tụi biệt kích. Tất cả là một bài toán khó giải đáp đối với anh lúc này. Tuyết Trinh đã đi làm rồi, liệu cô có thể cung cấp cho mình được tin tức gì quan trọng không? Nghĩ vậy, Bảo Trung lái xe lại ngay nhà Tuyết Trinh đón cô. Vừa gặp, Tuyết Trinh đã hỏi ngay:

 – Các anh sắp phải xuống biển thực tập phải không?

– Sao em biết?

 – Anh làm như em mù tịt không biết gì cả ấy. Sớm nay ông Mít-xen vừa về thì có điện từ Bộ chỉ huy gọi sang. Em nghe thấy ông ta báo cáo với Bộ rằng hình như ngày mười tám này thì đi.

 – Có lẽ thế đấy!

– Chẳng lẽ anh cưa biết tin ấy sao?

– Nhà trường không báo gì cho anh, có lẽ anh không phải theo họ đi.

– Ôi, thế càng hay! Em đang lo anh phải đi.

– Nhưng nếu anh có một công tác khác, phải đi xa ơn thì cô nghĩ sao?

– Tất nhiên là thiếu anh thì em rất buồn.

– Công việc sẽ làm Trinh vui chứ?

– Trái lại là đằng khác.

Bảo Trung đăm đăm nhìn cô, dò xét thái độ rồi hỏi khẽ:

– Tuyết Trinh có thích làm công việc này mãi không?

 – Thựa ra nếu không vì anh thì em đã xin nghỉ từ lâu rồi. Từ ngày bác Toàn Cơ chuyển công tác. – Cô ngập ngừng. – Anh Trung ạ, đôi khi em rất sợ. Không hiểu sao em cứ thấy lo cho anh, hay là anh xin trở về Pháp đi, em sẽ đi với anh, hoặc là anh có thể về nhà em và xin thôi đừng làm cái việc này nữa. Em lo lắm, nghe nói Việt Minh họ sắp tổng phản công đến nơi rồi.

 – Anh cũng đã nghĩ đến chuyện ấy, chẳng lẽ chúng ta cứ làm mãi công việc mà lương tâm ta không muốn. Vậy thì mục đích lý tưởng của chúng ta là ở đâu?

 – Anh cũng không ưa bọn chúng à?

 – Đối với nhân dân lao động Pháp tì anh rất mến, còn với bọn thực dân chuyên đi xâm lược thì anh không tán thành … Trước đây, anh tưởng về Việt Nam để giúp chính phủ quốc gia, dẹp phiến lao5n, nhưng sự thực lại khác hẳn, anh thấy chán lắm rồi!

 – Anh Trung, anh có thể đưa em đến một chỗ nào thật xa, nhưng đẹp đẽ hơn ở đây không? Ở đấy, chúng ta sẽ sống …

 – Anh chưa dám hứa, nhưng anh có thể đưa cô đến một nơi … mà ở đấy, mọi người đều tìm thấy hạnh phúc, tụ do trong tình thương yêu đằm thắm của nhân dân.

 – Thật chứ anh?

– Anh khôn nói sai.

Khi xe đã chạy tới quãng đường vắng ngoại thành, bên ánh đèn lấp loáng, Tuyết Trinh ngã đầu vào vai anh âu yếm. Cô có biết đâu, trong giờ phút này, Bảo Trung đang phải sống những phút gay go quyết liệt nhất, tinh thần anh đang được tập trung cao độ, cân não căng thẳng vô cùng.

Khoảng mười giờ đêm, Bảo Trung lái xe đưa Tuyết Trinh về nhà. Trước khi Tuyết Trinh xuống xe, Bảo Trung nắ lấy tay cô căn dặn:

 – Tuyết Trinh, từ nay đến chủ nhật, anh mắc bận một số công việc không lại thăm em được, nhưng anh dặn trước nếu chú Nghĩa có mang thư của anh đến thì cô hãy cứ làm đúng như lời trong thư. Hãy nhớ kỹ nhé!

Tuyết Tring ngần ngại:

 – Nếu có thể thu xếp đến với em được buổi nào thì anh cố nhé!

Bảo Trung gật đầu:

– Anh sẽ tạo điều kiện gặp cô. Thôi tạm biệt.

Hôm sau Bảo Trung lại trại giam thăm Lê Trâm, anh bước vào phòng giấy giữa lúc anh ta đang nốc rượu bí tì. Thấy anh vào, Lê Trâm đứng dậy dang tay đón:

 – Tôi tưởng anh đã quên tôi, con người khốn khổ này rồi!

Bảo Trung rất ngạc nhiên vì mới trong vòng nửa tháng nay, anh ta đã tiều tụy như vậy. Anh ái ngại hỏi:

 – Lê Trâm, có điều gì làm anh phiền muộn vậy?

Lê Trâm lắc đầu, chán nản:

 – Đấy, anh xem, từ ngày đại tá ra đi đến nay, Mít-xen nó xỏ tôi, bắt tôi chuyển sang công tác khác, không được nghỉ ngơi yên ổn chút nào. Nay bắt người này, mai nhốt người khác, làm phó giám thị nhà tù, nhưng chính mình cũng như thằng tù, chán lắm anh ạ! Chúng tra tấn họ rất dã man, tôi không thể nào chịu nổi … Anh xem có thể vận động cho tôi chuyển sang công việc khác được không?

 – Hãy bình tĩnh, Lê Trâm! Tôi sẽ hết sức giúp anh nếu gặp điều kiện tốt. Anh hãy cho tôi biết công việc của anh hiện giờ ra sao? Tình hình tù nhân ở đây thế nào?

 – Vào đây anh cũng nên cẩn thận. Tên giám thị Mai Tâm là mo655t thằng hết sức khốn nạn! Nó có ra1cht nhiệm theo dõi cả tôi, tuy cấp bậc của nó cũng cỉ là thiếu úy thôi.

 – Được, không sao, hiện nay nó có nhà không?

 – Nó vừa dẫn lính đi bắt người cách đây hai ngày. Tụi nó vừa khám phá được một ổ Việt Minh, chúng tóm cổ được cả một cán bộ thành ủy. Cái ông già mà sớm qua chúng hỏi cung đấy. Trong trại này, tù chính trị có chừng ba chục người, Việt Minh chính cống đủ các cỡ. Còn dân chúng tình nghi khoảng chừng năm chục người. – Lê Trâm lấy khăn lau mặt rồi tiếp. – Không ngày nào chúng không tra tấn, đánh đập người ta tàn nhẫn, vì vậy tôi ghê tởm quá!

 – Anh có nhúng tay vào chuyện lấy cung không?

 – Không, đã có riêng một bộ phận của Mít-xen gửi sang, chúng nó đều là những bọn đầu trâu mặt ngựa, một lũ khốn kiếp cả.

 – Được, anh không nên dính dáng vào việc đó. Anh có muốn thoát khỏi nơi này không?

Lê Trâm nhìn Bảo Trung, một tia sáng long lanh trên khóe mắt:

– Anh bảo làm thế nào bây giờ?

– Việc này không khó lắm, miễn là anh can đảm.

– Thế anh vẫn cho tôi là kẻ nhút nhát à?

 – Không, tôi nghĩ khác, nhưng tôi hỏi thật anh, và anh hãy trả lời theo đúng lương tâm. Anh có thích làm mãi với Tây không?

 – Anh biết đấy, chỉ vì cơm áo và mẹ già tôi mới phải luồn cúi tụi nó, nhưng anh đừng cho tôi là một thằng khốn nạn.

 – Vậy thì chúng ta phải tìm một con đường sáng sủa mà đi.

 – Anh bảo đia đâu bây giờ? Chạy ra hậu phương ư? Việt Minh họ c1o tha chúng ta không? Vả lại, tôi còn có mẹ già. Tôi đã suy nghĩ đến điều ấy.

 – Ta sẽ bàn sau, tôi cũng chán như anh, nhưng tôi còn có gia đình ở Pháp, tôi có điều kiện hơn anh. Hiện nay không phải là không có cơ hội. Tôi sẽ giúp đỡ anh tận tình, miễn là anh đừng nghi ngờ tôi.

Có tiếng người đi ngoài sân, Lê Trâm vội bảo Bảo Trung:

 – Tụi nó về đấy, anh Trung, tôi sẽ nghe anh, anh cứ tin ở Lê Trâm, một người rất trung thực. Thôi, tạm biệt, hẹn gặp nhau buổi khác.

 – Tôi sẽ bàn kỹ với anh, anh cứ chuẩn bị đi. Nếu có thể chủ nhật này mời anh lại tôi chơi.

Lê Trâm quả quyết:

– Nhất định tôi sẽ lại anh, anh cố giúp tôi nhé!

Bảo Trung siết chặt tay anh ta, lòng dạt dào sung sướng trên bước đường chiến đấu, anh sắp có thêm một số bạn mới. Anh nghĩ thầm: “Nếu sau này mọi việc hoàn thành, mình sẽ giới thiệu Lê Trâm và Tuyết Trinh đi học một lớp chính trị … Còn chủ nhật này phải kéo anh ta bằng được vào cuộc chiến đấu sắp tới và sẽ bố trí đưa mẹ anh ta ra hậu phương, trước là để anh ta yên tâm, sau buộc anh ta phải quyết tâm theo cách mạng không thể bội phản được”.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!