Chương 22: Mít-xen thắc mắc

Từ ngày xảy ra việc xô xát giữa Vũ Nghị và Bảo Trung, tiếp sau vụ án Cốt-chiê ở trường biệt kích. Mít-xen vẫn mang trong lòng mối thắc mắc về anh chàng sĩ quan trẻ tuổi Bảo Trung. Ngờ anh ta là một phần tử Việt Minh thì cũng vô lý, bởi vì anh ta xuất thân dòng dõi quí tộc thân Pháp, lại tốt nghiệp trường tham mưu Ý. Đồng thời, đại tá Cục trưởng lại hoàn toàn bảo đảm về lý lịch, cam đoan anh ta trung thành với mẫu quốc. Vậy tại sao Vũ Nghị vẫn nghi ngờ anh ta, phải chăng chỉ đơn thuần vì ghen ghét về chức vị và đàn bà? Không có lửa sao có khói? Chắc chắn có điều gì bí mật trong con người ấy. Cần phải kiểm tra lại.

Điều trước tiên cần đặt dấu hỏi là chìa khóa mật mã T. 160 do một điệp viên mua được của một phần tử Việt Minh bất mãn, vậy sao Bảo Trung biết được? Ngay cả người thông thái muốn tìm chìa khóa một bản mật mã bình thường cũng phải mất hàng giờ, huống chi đây là một bản mật mã loại hóc búa. Anh ta đã mở bản mật mã ấy một cách dịu dàng, tại sao? Một là anh ta phải giỏi hơn những người thông thái, hai là anh ta là Việt Minh chính cống. Muốn biết sự thật phải thẩm tra toàn diện bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

Để giải quyết những thắc mắc trên, Mít-xen đã điện cho Bộ tổng tham mưu, đề nghị xác minh lại chiếc ảnh của Bảo Trung tại trường Mút-sô Ý. Mít-xen đã mất nhiều thì giờ để ngắm nghía chiếc ảnh. So sánh người với ảnh, hắn thấy Bảo Trung hiện nay rắn rỏi hơn. Mít-xen còn được Bộ tổng tham mưu cho biết: đặc điểm cá tính của chàng sĩ quan này là mê gái. Hiện nay anh ta đang dan díu với cô thư ký của Cục, một mỹ nhân miền Bắc. Mit-xen đành nghĩ cách kiểm tra trực triếp. Hắn mong có cơ hội thuận tiện, thì nay cơ hội đã đến. Mít-xen tạm thời sang thay thế Toàn Cơ khi chưa có người chính thức. Tuy vậy, với uy quyền của mình, Mít-xen có thể kế tục sự nghiệp của Vũ Nghị một cách dễ dàng.

Mít-xen đã cải tổ lại bộ máy hành chính của cục, thay thế hàng loạt nhân viên mà hắn ngờ rằng không có cảm tình với hắn. Nhưng các nữ thư ký thì hắn vẫn để nguyên vì Mít-xen cũng có sở trường riêng.

Để thực hiện ý định, một hôm Mít-xen mời Bảo Trung đến trụ sở, đưa cho anh một bản mật mã, nói rằng mới bắt được của Việt MInh, nhưng trong cơ quan phản gián chưa có ai dịch nổi, nhờ anh dịch hộ. Hắn hỏi:

 – Ngài trung úy, với bản mật mã  này, ngài có thể mất bao nhiêu thời gian để dich?

 – Chậm lắm một tiếng, nhưng xin thú thực với ngài, hôm nay tôi rất bận, ngài để cho hôm khác. – Bảo Trung thoái thác.

 – Trung úy, ngài nên biết việc quân cơ hệ trọng như thế nào chứ! Mong ngài giúp ngay cho.

Bảo Trung lãnh đạm trả lời:

 – Mong ngài phân rõ chức năng của tôi, việc này không thuộc phạm vi giải quyết của tôi, chẳng lẽ các hiệu thính viên của ngài lại kém đến thế ư? Tôi không tin!

Anh đưa trả lại bản mật mã cho Mít-xen. Mít-xen đành dịu giọng:

 – Trung úy, ông thật khác người, ông đừng quan niệm tôi hạ lệnh cho ông, mà chỉ yêu cầu ông giúp đỡ tôi. Thú thật với ông, nhân viên của tôi quá tồi, không đứa nào dịch nổi nên mới phải phiền ông.

 – Vâng, nếu là ông yêu cầu thì tôi sẵn sàng.

Bảo Trung bóc bức mật mã ra xem, bỗng anh quắc mắt nhìn Mít-xen:

 – Ông đùa tôi đấy à? Hay ông thử thách tôi? Thật kỳ quặc! Đây là luật mật mã đầu tiên của trường tham mưu chúng tôi. Xin ông nhớ rằng, nó đã lạc hậu rồi. Chúng tôi chỉ dùng nó khi nào viết thư trêu nhau mà thôi.

Mít-xen sượng sùng, nhưng hắn cũng thây vui vui về kết quả thẩm xét bước đầu, hắn cười xòa:

 – Trung úy, ngài chớ giận tôi, chắc hẳn một nhân viên nào đó của tôi muốn trêu ngài đấy. Thôi xin lỗi! Dù sao, cũng mất chút thì giờ của ngài.

 – Mong ngài lưu ý nhân viên của ngài đừng giở cái trò con nít ra với tôi nữa. Còn ngài, nếu sau nầy quả thật có bắt được bức điện nào của Viêt MInh mà nhân viêma2cu3a ngài không lần ra được thì tôi sẽ sẵn sàng giúp sức. Không dám tự phụ, dù bí mật đến đâu tôi cũng mở được hết.

 – Ngài thật là thôngtha1il, trung úy ạ!

– Tôi đâu xứng đáng. Ngài quá khen.

Anh đứng dậy kiếu từ ra về.

Về đến nhà, nghĩ lại sực việc xảy ra, anh nhận định: ”Mít-xen quả là một tên cáo già nguy hiểm, hắn thủ đoạn và thâm độc, chứ không lộ liễu, trắng trợn như Vũ Nghị. Ắt hẳn hắn đã thẩm xét qua trường tham mưu Ý. Từ bức thư của Duy-boa đến bản mật mã, chắc phải có liên quan với nhau. Một cái cạm bẫy lớn đang giăng ra, chờ đợi sơ hỏ của ta”.

Chiều hôm đó Bảo Trung nhận được thư. Nhìn dòng cữ quen thuộc đề ngoài, Bảo Trung vui mừng nhận ra đây là thư của cô gái Pháp.

Xem xong thư, Bảo Trung tự nhủ: mình phải trả lời ngay cô ta. Càng giữ được quan hệ tốt càng có lợi cho công tác sau này.

Ngay tức khắc, anh viết thư gửi ông bà Ứng Lại nói rõ sức khỏe của mình và tình hình công tác. Đồng thời báo tin bác Toàn Cơ đã vào Sài Gòn, đề nghị ông bà viết thư hỏi thăm ngay. Sau đó anh viết cho Giát-manh một lá thư đầy nhiệt tình:

Hà Nội, ngày …

Giát-manh thân mến!

Nhận được thư của Giát-manh, anh r6a1t vui mừng anh nhận thấy thiếu sót thời gian qua đã không chăm viết thư cho Giá-manh vì những lý do sau: Anh phải điều tra một vụ án xảy ra trong trường huấn luyện  Một tên biệt kích giết một thiếu tá trong ban. Đồng thời anh phải chống chọi với một số người không tốt trong hàng ngũ quốc gia. Anh đã bị bọn chúng mưu sát hai lần nhưng cũng may nhờ chúa che chở, anh thoát được mọi sự hiểm nghèo.

Anh đang xin trở về Pháp công tác, nhưng không rõ Bộ chỉ huy có duyệt hay không. Tất nhiên không trước thì sau, anh cũng sẽ về.

Tiện thể, anh nhờ Giát-manh giúp anh một việc rất cần. Giát-manh tìm đến địa chỉ ”65 rue de Clignancourt” tìm anh bạn của anh tên là Jean Dubois, nói chuyện với anh ta về ý định của anh, và đề nghị anh ấy gửi cho ít tài liệu sinh hoạt nội bộ để anh xem. Hỏi hộ anh xem bao giờ anh ấy chính thức sang Đông Dương. Anh đang mong anh ấy lắm.

Chắc Giát-manh của anh không nỡ từ chối việc anh nhờ? Viết thư ngay cho anh nhé!

BẢO TRUNG

Từ ngày bắt được liên lạc với Trần Giang, Bảo Trung đã nah65n được tin tức và chỉ thị thường xuyên của cơ sở. Để tiện sự liên lạc và bảo đảm an toàn. Trần Giang đã báo cáo cho anh một địa điểm liên lạc mới.

Hôm nay, đúng ngày hạn, Bảo Trung đến trao tài liệu và nhận tin tức. Anh đỗ xe trước một hiệu bào chế thuốc tây. Người dược sĩ quen mặt, lấy cho anh một hộp kẹo ho Pát-ti-van-đa, thứ thuốc anh ưa thích nhất, mặc dù anh chẳng ho bao giờ.

Trở về, mở hộp ra xem, anh được biết cấp trên chỉ thị cho anh: Sắp có sự thanh trừ nội bộ trong quân đội liên bang và chính quyền bù nhìn. Phải triệt để lợi dụng thời cơ tiêu diệt trường biệt kích, càng sớm càng tốt. “Thật không còn nghi ngờ gì nữa. Âm mưu của Pháp và Mỹ là dùng chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt. Bọn chúng đang khẩn trương đào tạo gián điệp biệt kích, tung vào vùng kháng chiến của ta để phá hoại. Mỹ chuẩn bị thay thế bọn bù nhìn bằng những tên hoàn toàn thân Mỹ. Cái ngày Mỹ sẽ hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương chắc không còn xa nữa”.

Bảo Trung phải chuẩn bị ngay tài liệu và kế hoạch, báo cáo về cho ban chỉ huy mặt trận.

Thế là sau bao ngày chờ đợi, lệnh hành động đã đến, anh phấn khởi nghiên cứu kế hoạch và bàn với Trần Giang phương pháp tiến hành. Hai người cùng hăng hái bắt tay vào chuẩn bị khẩn trương. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là phải phá tan trường huấn luyện biệt kích.

Theo chương trình huấn luyện của nhà trường thì cuối mùa xuân này sẽ cho học viên xuống thực tna2yca1c khoa mục trên mặt biển như đổ bộ, đánh tàu, chiến đấu dưới nước v.v … do cố vấn quân sự và thiếu tá hải quân Mỹ huấn luyện, một chương trình mới mẻ và hấp dẫn đối với nhà trường.

Thời cơ thuận tiện đã đến, anh dự tính cho nổ mìn trong doanh trại, nhưng muốn làm được tốt thì phải sử dụng một khối lượng mìn rất lớn, nhưng trở ngại chính là làm thế nào đưa được mìn vào? Dùng mìn tự động nhỏ thì kết quả không được là bao, chỉ tổ làm cho chúng thêm cảnh giác, chỉ còn pương pháp lợi nhất và hiệu nghiệm hơn là lật đổ cả đoàn tàu.  Muốn vậy phải biết trước ngày giờ vận chuyển, nhưng đó lại là điều hoàn toàn bí mật, chỉ riêng Ban giám đốc nhà trường biết, còn các huấn luyện viên cả Pháp lẫn Việt không được phổ biến. Đại tá Ô-buy, một sĩ quan già dặn làm giám đốc, hắn rất thận trọng sau ngày Cốt-chiê bị ám sát. Hắn không tìn bất kỳ một huấn luyện viên nào. Vì vậy tất cả mọi hoạt động của nhà trường thường là rất bất ngờ. Người ta thấy giám đốc Ô-buy hay hội đàm bí mật với Mít-xen. Tuy vậy, hắn vẫn kính nể Bảo Trung. Ngay từ hôm khai mạc nhà trường, Bảo Trung đã gây một ấn tượng đẹp cho hắn: Một sĩ quan trẻ tuổi có tài. Sau đó chính anh lại tìm thấy kẻ ám sát thiếu tá Cốt-chiê trong vòng một tuần lễ. Con người như thế thật hiếm có trong hàng ngũ sĩ quan người Việt.

Nhưng riêng Mít-xen vẫn thắc mắc. Hắn đã nhiều lần lập luận để giữ vững nhận định của mình. ‘Tại sao phong thái của tên sĩ quan ngụy này không giống tụi sĩ quan ngụy khác? (Nghĩa là không ngổ ngáo, hung bạo, dâm loạn). Phải cah8ng hắn có học thức hơn người? Tại sao hắn có đầy đủ những đức tính thẳng thắn, cương nghị, bình tĩn và đặc biệt không bao giờ tỏ ra luồn cúi cấp trên (những đức tính hiếm có trong bọn ngụy quân), phải chăng hắn dòng dõi quý tộc? Có mục đích lý tưởng nào đó chi phối hắn hay hắn bị ảnh hưởng của những tư tưởng chống đối chính phủ ngay từ khi còn theo học tại trường tham mưu? Hay hắn tiếp xúc nhiều với tụi sĩ quan bất mãn? Hắn không luồn cúi, không nịnh bợ. Ta không có cảm tình với hắn nhưng lấy chứng cứ gì để buộc tội hắn?” Có điều làm cho Mít-xen sợ sệt, không dám nghĩ tới, và hắn đã cầu chúa đừng gieo rắc ý nghĩ kinh khủng ấy cho hắn, đó là câu hỏi? “Hắn có phải là Việt Minh hay không?”

Viết một bình luận

error: Content is protected !!