Chương 17: Tên điệp viên cuối cùng

Một buổi sớm tên đồn trưởng Cẩm Giàng cho gọi lý trưởng làng Xuân Đào lên hỏi:

 – Thầy lý! Tôi đã nhắc thầy từ lâu. Phải tìm ngay cho tôi một người theo tiêu chuẩn đã định để cử đi học lớp biệt kích. Vậy thầy đã tìm được ai chưa?

Lý trưởng làng Xuân Đào khúm núm thưa:

 – Bẩm quan lớn, chúng con đã tìm được rồi ạ! Hôm nay con dẫn anh ta đến.

 – Cho nó vào ngay! – Tên đồn trưởng tỏ vẻ vui mừng.

Khi tên lính bảo an dẫn người lạ vào, tên đồn trưởng nhìn anh ta từ đầu đến chân một cách soi mói. Hắn có vẻ không hài lòng vì thấy người ấy chỉ là một thanh niên mảnh dẻ. Hắn hất hàm hỏi lý trưởng:

 – Người này ấy à? Chúng tôi có cần người đuổi gà đâu?

 – Dạ, bẩm quan, trông thế nhưng anh ta rất khỏe, chẳng  tin quan lớn cứ thử sức anh ta xem.

Tên đồn trưởng không tin, vội tiến đến sát người thanh niên, lấy hai tay lắc mạnh hai vai rồi cầm tay anh ta bóp thật mạnh.

Người thanh niên thản nhiên để mặc hắn, rồi bất thình lình, anh uốn cổ tay, nắm chặt lấy tay tên đồn trường bóp thật mạnh, khiến hắn q9au quá kêu oai oái. Lúc đó anh mới bỏ tay hắn ra.

Tên đồn trưởng hơi tự ái, sầm mặt lại, nhưng sau đó, hắn cũng vui vẻ vỗ vai người thanh niên khen ngợi:

 – Ừ, khá mắm, được!

Kéo áo anh ta lên, thấy một vết sẹo dài ở bụng hắn hỏi:

– Chỗ này làm sao thế?

Lý trưởng trả lời thay:

 – Bẩm quan lớn, đấy là vết chém của Việt Minh hồi anh ta còn làm cho Nhật. Việt Minh chém anh ta suýt chết.

Tên đồn trưởng rất hài lòng, hắn bảo hai người ngồi xuống, lấy thuốc lá mời rồi lấy tập hồ sơ giở ra xem.

Tên: Nguyễn Văn Tám 20 tuổi, nguyên quán làng Xuân Đào, Cẩm Giang, Hải Dương.

Tên cha: Nguyễn Văn Bách, làm thầu khoán cho Nhật, bị Việt Minh bắn chết ngày cướp chính quyền.

Tên mẹ: Trần Thị Ái, buôn bán, bị chết vì một vụ tống tiền.

Đã có thành tích:

 – Dẫn đường cho tiểu đoàn Lê Dương tiêu diệt một trung đội Việt Minh ở Lạc Đạo.

 – Chỉ điểm bắt sống hai cán bộ Việt Minh khi chúng vượt qua đường số 5 v.v …

Đồng trưởng gật gù bào lý trưởng:

 – Được, lý lịch bảo đảm! Ông phải chịu trách nhiệm về người này. Nếu về sau có sự bội phản thì ông sẽ ngồi tù, nghe rõ chưa?

Lý trưởng cả quyết:

 – Bẩm quan lớn, con xin lấy đầu ra bảo đảm, gia đình anh ta con biết rõ lắm. Anh ta rất trung thành với chính phủ quốc gia, bởi vì bố anh ta bị Việt Minh giết, nên anh ta rất căm thù Việt Minh. Anh ta đã lập được chiến công với quân đội Liên hiệp Pháp đấy ạ!

 – Thôi được, sáng mai bảo nó lên đây tập trung để tôi căn dặn đôi điều cần thiết rồi nhận giấy tờ đi Hà Nội cho kịp ngày khai giảng. – Hắn quay sang người thanh niên. – Thật may cho anh đấy.

Hai người cúi đầu chào tên đồn trưởng ra về.

Ra khỏi đồn đã xa, lý trưởng nói với người thanh niên:

 – Đồng chí Giang, nó tin rồi đấy. Ở thôn tôi cũng có thằng Tâm, bố làm tay sai cho địch, bị ta giết chết, nó làm chỉ điểm cho Pháp, nhưng thằng đồn trưỡng này mới đổi về đây nên không biết mặt nó và hiện nay ta đã tóm cổ nó đi rồi. Đồng chí có thể yên tâm thay thế nó đi học được. Dù chúng có điều tra đi nữa, cũng chẳng tìm ra.

Trần Giang phấn khời, anh vừa nhận một công tác mới do ban chỉ huy mặt trận giao. Sau một thời gian được bồi dưỡng, anh đã vui vẻ nhận nhiệm vụ đặc biệt này.

Trước khi ra đi, cán bộ quân báo của mặt trận đã hướng dẫn anh những điều cần thiết, cách thức bắt liên lạc với những người của ta. Anh rất lo lắng. Anh sẽ phải sống một cuộc sống khác, phải lăn lộn trong sào huyện của quân thù.

Sau khi chuẩn bị chu đáo mọi thứ, Trần Giang lên đường. Anh là người cuối cùng của lớp điệp viên từ các tỉnh về dự học tại trường biệt kích.

Trần Giang đã nghiễm nhiên trở thành một biệt kích viên, một học viên chăm chỉ của nhà trường. Theo sự hướng dẫn của cán bộ ta thì trong trường biệt kích cũng đã có một số đồng chí của ta. Đặc biệt cấp trên còn cho biết, có một đồng chí hiện đang nắm một chức vụ quan trọng trong ban huấn luyện. Trần Giang cố công theo dõi để tìm liên lạc. Mấy ngày sau, anh đã bắt được liên lạc với hai đồng chí cùng trong một trung đội. Nhưng còn việc liên lạc với người thứ ba thì chưa tìm được. Anh để ý trong số sĩ quan Việt Nam huấn luyện có một trung úy trẻ, dậy môn sử dụng hóa chất trong chuyên môn. Ông ta ít nói, nghiêm nghị, nghe đâu mới tốt nghiệp trường sĩ quan của một đế quốc nào đó về nước, tinh tình rất thẳng thắn, rộng lượng.

Những khoa mục khác do các sĩ quan Pháp và Mỹ huấn luyện thì rất nặng nề, chúng bắt học viên phải chịu đựng các kiểu tra tấn để thử thách lòng gan dạ. Các cuộc tập dượt hoa mắt, vã mồ hôi. Có những tên yếu sức không chịu nổi, đã hộc ra từng bát máu phải đi bệnh viện rồi bị đuổi ra khỏi trường.

Mới đầu, Trần Giang cũng thấy rợn. Một cái trường tập trung những con người đã mất hết nhân tính, dã tàn bạo, có nợ máu với cách mạng. Chúng huấn luyện đủ các kiểu giết người, biến họ thành những con vật, đầy tính khát máu, sẵn sàng làm tay sai một cách mù quáng. Một mặt, chúng tổ chức những trò mua vui, trácta1ngr, chọn một số nhà thổ có nhan sắc vào bán hàng trong căng tin, mở những cuộc khiêu vũ thường xuyên hàng tuần để cám dỗ bọn biệt kích. Tóm lại, đây là một trường đào tạo được tổ chức chu đáo về mọi mặt, tối tân nhất theo kiểu Huê kỳ. Toàn Cơ lấy làm hãnh diện, y đặt tin tưởng vào kết quả của trường.

Trần Giang đã sống hơn một tháng trong ổ rắn độc ấy. Anh kiên nhẫn chịu đựng để làm tròn nhiệm vụ. Tuy vậy anh vẫn nhớ cuộc sống sôi nổi ở đơn vị. Hình ảnh những người bạn chiến đấu hiện dần ra trước mắt, vô cùng thân thiết.

Tiểu đội trưởng Trụ vui tính, lúc nào cũng như diễn viên sân khấu, mỗi khi có chuyện phấn khời, lại vỗ ngực nghêu ngao: “Như ta đây, đường đường một đấng …” làm cho các chiến sĩ phải bật cười. Chiến sĩ Ninh, con người lầm lì nhưng dũng cảm, tinh thần chiến đấu ít ai bì kịp. Chiếc sĩ Lương, người nhỏ nhắn trong các buổi biểu diễn văn nghệ, Lương đều sắm vai vợ tân binh, khéo đến nỗi nhiều thanh niên trong xóm tưởng anh là con gái thật nên cứ hỏi thăm mãi.

Những cán bộ cùng nằm gai nếm mật với anh như chính trị viên Văn, một con người ít nói, nhưng hễ nói là có sức thuyết phục, hấp dẫn người nghe. Mới mười tám tuổi đầu, nhưng anh đạo mạo như ông cụ. Trung đội phó Cường khi nói hay văng tục, nhưng rất thẳng thắn, ai cũng tin yêu.

Tất cả cán bộ chiến sĩ ở trung đội anh đều gan dạ, ít tuổi và hăng hái như nhau. Họ sống với nhau từ ngày đầu kháng chiến đến nay. Trần Giang rất gần gũi thương yêu họ, ngược lại, họ cũng tin yêu, mến phục anh. Trung đội của anh đúng là một gia đình hòa thuận.

Một đêm, đơn vị của anh được lệnh tiến vào sân bay Gia Lâm phá lô cốt tiền tiêu của địch ở phía Bắc, làm nhiệm vụ thu hút hỏa lực của địch để tạo điều kiện cho đơn vị chủ công đột nhập phá hủy sân bay. Anh dẫn đơn vị tiến sát hàng rào dây thép gai, cho một tổ tiến lên cắt chướng ngại vật cản đường, vượt qua được hàng rào, gỡ mìn trên bãi. Cuối cùng, cả trung đội lọt vào được đường hào an toàn, bí mật. Mãi tới khi bọn lính tuần tra phát hiện thấy dấu vết, chúng báo động. Tất cả đèn pha rọi về phía đơn vị anh. Từ chiếc lô cốt sừng sững trước mặt, các cỡ súng thi nhau nhả đạn. Lửa đạn dày đặc đan chéo trên mặt hào, anh đã kịp điều tổ Ba-dô-ka lên cách lô cốt 50 mét, hạ lệnh phát hỏa.

Chờ mãi không thấy Ba-dô-ka nổ, lại thấy báo cáo pin của Ba-dô-ka bị ướt, không phát hỏa được. Thế là anh bèn hạ lệnh tập trung lựu đạn, buộc ba quả làm một để phá lô cốt. Loại lựu đạn đầu tiên nổ, buộc đại liên địch phải câm họng. Lợi dụng lúc hỏa lực của địch ngừng anh cho đơn vị xung phong chiếm lô cốt. Anh vừa nhảy lên khỏi đường hào thì dưới ánh đèn pha, anh nhìn thấy quả lựu đạn của địch đang ném về phía mình. Không do dự, anh liền nhảy đến, thuận đà đá phốc quả lựu đạn ngược trở lại. Đến quả thứ hai cũng vậy, nhưng tới quả thứ ba thì không kịp nữa, anh thấy đau nhói ở chân, một sức mạnh nào đó đẩy anh ngã chúi xuống.

Phía Nam, lửa cháy sáng rực. Những tiếng nổ liên tiếp phá hủy hàng loạt máy bay. Tiếng reo hò của bộ đội ầm vang … Đơn vị anh đã làm tròn nhiệm vụ. Đến lúc rút ra, các chiến sĩ thấy anh bị thương, thay nhau dìu anh, anh cố gượng bước rồi kiệt sức ngất lúc nào không biết.

Khi tỉnh dậy, thấy mình nằm ở quân y viện, ánh mắt hiền từ của cô y tá nhìn anh lộ vẻ vui mừng. Cô báo tin mừng mảnh đạn được gắp ra, không có gì nguy hiểm, chỉ vì mất nhiều máu nên anh bị kiệt sức. Anh hỏi kết quả trận đánh thì cô cho biết: Ta đã đốt cháy gần 20 chiếc máy bay S.pít-phai và một kho chứa xăng của địch. Thắng lợi rất to! Trung đội của anh đã bảo toàn được lực lượng, chỉ riêng anh bị thương mà thôi.

Trong thời gian nằm viện, anh được biết cô y tá vẫn chăm sóc anh là Tâm, vừa ở nội thành ra. Anh rất có cảm tình với Tâm.

Hôm ra viện, Tâm đã tiễn anh một quãng đường …

Bây giờ nghiễm nhiên anh đã là một toán ruo73ngt học viên của trường biệt kích. Anh cần phải bắt liên lạc với một người, người đó có bí hiệu là “Hoa hồng trắn”. Biết tìm sao được con người ấy trong số hàng trăm kẻ hung dữ này?

Viết một bình luận

error: Content is protected !!