Chương 12: Con đường bí mật

Bảo Trung giật mình thức giấc thì đã 8 giờ sáng. Anh trách tên hầu không đánh thức. Hắn nói vì anh đi chơi khuya về mệt nên không dám gọi. Uống vội tách cà phê, Bảo Trung đến trự sỏ. Vừa bước chân vào phòng, Toàn Cơ đã cười bảo anh:

 – Thế nào, đêm qua cháu đi chơi khuya phải không? Không có gì đáng trách. Bác chỉ khuyên cháu phải giữ gìn sức khỏe.

Bảo Trung nhận lỗi:

– Vâng, xin lỗi bác, tối hôm qua cháu đi xem quá khuya.

 – Cô bé, gia đình cũng tốt, nhanh nhẹn và sắc sảo, nhưng này … Cháu nên đề phòng, vì hiện nay đang có người theo đuổi cô ta đấy. Nhưng … không phải là đối thủ của cháu đâu.

“Quái, sao lão này lại biết mình đi chơi với cô ta”. Bảo Trung không biết nói sao thì Toàn Cơ lại tiếp:

 – Bảo Trung, có điều này bác định nói cho cháu biết, cháu đừng buồn nhé!

Bảo Trung chăm chú nhìn Toàn Cơ, anh thầm nghĩ: “Lại một thủ đoạn gì đây”. Song anh tỏ vẻ sốt ruột hỏi:

 – Có điều gì, bác cứ nói cho cháu rõ, cháu biết vậy và sẽ nghe theo lời khuyên bảo của bác.

Toàn Cơ tần ngần, y từ từ rút thuốc lá châm lửa hút rồi nhả khói mù mịt, đoạn y hỏi nhỏ:

 – Cháu đã biết rõ gia đình Tuyết Trinh chưa?

 – Dạ thưa bác, cháu mới được biết ông Toàn Phát là một thương gia khá giả, có nhiều cổ phần trong các công ty cuất khẩu.

 – Ừ, điều đó thì đúng rồi, nhưng cháu thấy bà Toàn Phát đối xử với Tuyết Trinh thế nào?

 – Dạ rất chìu và quý mến cô ta.

Toàn Cơ gật gù, y nhếch mép cười:

 – Bề ngoài tì thế đấy, nhưng không thực tâm đâu cháu ạ. Thôi, để bác nói rõ cho cháu nghe. Tuyết Trinh là con đẻ của ông Toàn Phát, còn mẹ đẻ ra Tuyết Trinh thì lại là người vú em của gia đình ấy. Cháu hiểu không? Hồi đó, bà Toàn Phát đi vắng một thời gian, khi trở về mới hay sự việc xảy ra, ghen tuông thì đã muộn. Cũng vì hiếm hoi nên bà ta mới chịu nuôi cô Trinh cho tới ngày nay. Sự thật là như thế đấy.

Bảo Trung sửng sốt hỏi:

 – Thưa bác, mẹ đẻ của cô ta còn sống không ạ? Nếu còn sống thì hiện ở đâu?

 – Bà ấy vẫn còn sống, nghe đâu đã lấy chồng và theo chồng tản cư ra ngoài kháng chiến. Trước đây ông Toàn Phát vẫn thường gặp và có đôi lần cấp đỡ tiền cho bà ta.

 – Tuyết Trinh có biết rõ chuyện này không, thưa bác?

 – Tất nhiên ông bà Toàn Phát đều giấu diếm chuyện này, nhưng bác thì bác biết rõ lắm. Vì vậy bác khuyên cháu một điều: dù sao, cháu cũng là con một gia đình quyền quý, cháu cần phải biết rõ vị trí của mình. Mặc dù ông Toàn Phát là người giàu có, nhưng gia đình ong ta có nhiều vấn đề phức tạp, cháu nên suy nghĩ cho kỹ, bác chỉ tham gia ý kiến như thế còn tùy cháu định đoạt.

 – Cám ơn bác. Cháu sẽ suy nghĩ và sẽ báo cáo với bác sau. Hiện nay, quan hệ giữa chúng cháu chỉ là quan hệ đồng nghiệp thôi.

Toàn CƠ đứng dậy, y chắp tay ra sau lưng đi đi lại lại. Rồi ra vẻ thân mật, y đến gần Bảo Trung đặt tay lên vai anh:

 – Về quan hệ giữa cháu và cô ta, bác không ngăn cản. Vả lại bác với ông Toàn Phát là chỗ bạn bè. Bác chỉ nhắc cháu cần phải nghĩ đến tương lai của mình, sau này công thành danh toại, thiếu gì con nhà quyền quý, thiếu gì con gái đẹp. Nếu cháu muốn, sau này bác sẽ giới thiệu cho cháu một gia đình trâm anh thế phiệt xứng đáng hơn. Cháu nghĩ như thế nào?

 – Đa tạ sự chăm sóc ân cần của bác, cháu xin hứa sẽ theo lời bác khuyên nhù.

Toàn Cơ gật gù, hài lòngL

 – Như vậy mới đúng là … con trai của ba má cháu. – Y định nói: “Như vậy mới đúng là cháu của bác”, nhưng y vội chữa lại.

Bảo Trung làm ra vẻ đăm chiêu:

 – Bác thật là người siêu phàm. Cháu không hiểu sao bác lại biết rõ lai lịch gia đình ông Toàn Phát như vậy.

Toàn Cơ cười cởi mở:

 – Cháu ngạc nhiên à? Con nhà tình báo thì cái gì chẳng biết. Thôi, anh chàng si tình ơi, vào xem có công việc gì thì làm đi.

Bảo Trung xin lỗi, rồi bước sang phòng làm việc sắp đặt lại một số công việc cần giải quyết, đoạn anh tìm đến phòng thư ký của Tuyết Trinh. Thấy cô đang đọc một bản báo cáo cho Thúy Ngân đánh máy. Bảo Trung gọi cô và bảo:

 – Bác Cơ sắp cho tôi một chiếc du lịch, chủ nhật này rỗi mời Tuyết Trinh đi chơi.

 – Ôi! Chủ nhật này hở anh? Đêm qua anh ngủ ngon không?

– Rất ngon Tuyết Trinh ạ! Anh Minh đã đi chưa?

– Mới đi sớm nay. – Tuyết Trinh nhìn anh cười trìu mến.

 – Bác Cơ biết chuyện rồi đấy, Tuyết Trinh ạ! Nhưng còn một việc nữa, tôi định hỏi cô. Mà thôi, để lúc khác vậy. Thôi chào hai cô!

Bảo Trung trở lại phòng Toàn Cơ báo cáo một vài việc, Toàn Cơ gật gù hài lòng, y bảo anh:

 – Bây giờ cháu xuống ga-ra nhận xe, chốc lái về, chìa khóa công tắc đây. – Y móc túi ném chiếc chìa khóa cho anh.

 – Cám ơn bác, xin phép bác cho cháu được đi thử một lát được không ạ.

Toàn Cơ xem đồng hồ, gật đầu:

– Được, trước khi về nhà, cháu quay lại đây bác dặn chút việc.

– Vâng cháu sẽ về ngay.

Bảo Trung chạy xuống ga-ra, bảo tài xế đổ thêm xăng cho chàng lái thử. Chiếc xe chạy vun vút ra ngoại thành.

***

Trên con đường từ Cầu Giấy về Hà Nội, Tâm đang mải miết đạp chiếc xe đã cũ. Cô lo lắng vì hai ngày hôm nay bao nhiêu trách nhiệm nặng nề đang đổ dồn lên thân hình bé nhỏ của cô. Cô nhận được lệnh của trên phải chuẩn bị cơ sở để đón một số cán bộ vào nội thành hoạt động.

Tất cả có bốn đồng chí thì cô đã thu xếp được ba chỗ tin cậy; phần nhiều là những gia đình có con em tham gia kháng chiến. Họ đồng ý nhận là người nhà mới hồi cư, nhưng còn một đống chí nữa thì chưa ổn. Cô đã định đưa về nhà ông chú, nhưng còn đắn đo vì chú thím cô rất an phận thủ thường. Chú cô rất thương cháu, nhưng bà thím thì lại rất khó tính.

Tâm có hai anh em. Bố mẹ cô là một nhà buôn nhỏ. Trước ngày kháng chiến toàn quốc, cha cô đi theo một chuyến hàng vào Nam rồi bị nghẹn đường không ra được, từ đó không nhận được tin tức gì nữa.

Mẹ cô không may bị nạn trong ngày quân đội Pháp gây hấn, tàn sát ở khu phố Yên Ninh. Đau thương tang tóc đến vói cô, một cô gái chưa đến tuổi trưởng thành.

Từ đó chú cô đem cô về nuôi, cho cô theo học trường Đồng Khánh. CÁi chết thảm thương của mẹ gây một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí cô. Cô căm thù giặc Pháp đã dày xéo lên hạnh phúc của gia đình cô. Anh cô đã tham gia tự vệ chiến đấu, và sau ngày toàn quốc kháng chiến, anh đã gia nhập trung đoàn bảo vệ Thủ đô, bảo vệ cho chú thím và cô rút ra hậu phương an toàn.

Từ đó, anh cô theo trung đoàn đi chiến đấu, trả thù cho mẹ cô, rửa hờn cho dân tộc.

Cuối năm 1947, vì hoàn cảnh bắt buộc, chú thím cô phải hồi cư, buộc cô phải về theo. Cô chỉ còn mỗi người chú duy nhất là nơi nương tựa. Cô được chú thím yêu mến, cho đi học. Nhưng mái trường thuộc địa không làm cho cô phấn khởi học tập. Một hôm, cô gặp chị cán bộ cũ cũng trở về. Chị ân cần thăm hỏi Tâm, săn sóc giúp đỡ Tâm. Từ đó, Tâm trở thành người hoạt động bí mật. Từ một cô gái thơ ngây, cô trở thành một chiến sĩ địch hậu. Tâm được cấp trên tín nhiệm và quí mến. Trong thời gian qua, cô được lệnh bắt đầu liên lạc với một người trong nhà binh Pháp mà cô chỉ được giới thiệu, người đó là một sĩ quan của địch được ta giác ngộ,

Những tin tức thường xuyên do Bảo Trung cung cấp, cô đều đưa về đầy đủ. Ngoài tình đồng chí trong công tác, cô cảm thấy giữa Bảo Trung và cô có cả một sự cách biệt xa lạ.

Không hiểu anh chàng sĩ quan trẻ tuổi ấy vì sao lại đi lính Pháp, vì sao lại được ta giác ngộ mà tận tình với cách mạng như thế. Anh chàng có đôi mắt thăm thẳm, sống mũi cao, cái mồm hơi rộng, đầy nghị lực. Anh chàng trông không có vẻ hách dịch nhưng lại kiêu kỳ. Niều mở nhưng rất nghiêm trang. Thật là một người khó hiểu.

Còn đang băn khoăn với bao ý nghĩ miên man thì từ phía trước mặt, một chiếc xe du lịch bóng nhoáng đang lao tới. Chie61cxe từ từ tiến sát mé đường, gần chạm người cô, làm cô hoảng hốt nhảy xuống xe, tránh vào bờ cỏ.

Chiếc ô tô đã dừng lại người lái xe thò đầu ra. Tâm ngạc nhiên nhận ra Bảo Trung. Anh mặc thường phục, giơ tay vẫy Tâm lại gần. Tâm ngượng ngùng dắt xe lại. Bảo Trung nói nhỏ với Tâm:

 – Tôi định đến trạm liên lạc dự bị. May quá, gặp được cô ở đây. Cô không thể về Hà Nội được nữa. Quán sách đã bị khám, mật thám đang chăng lưới bắt cô ở nhà. Tôi lo cô bị bắt mấy hôm nay rồi. Cô báo ngay cho già Thuận rồi báo cho tôi biết địa điểm mới.

Bảo Trung trao cho Tâm chiếc máy lửa:

 – Đây là những tài liệu mơi chụp được, những vũ khí viện trợ của Mỹ, cần đưa về ngay. Cô nên nhớ bất kỳ giờ phút nào cũng không được quay về Hà Nội nữa, rất nguy hiểm.

Tâm giật mình. Mới có hai ngày mà đã xẩy ra nông nỗi này. Cô còn do dự thì Bảo Trung lại giục:

 – Cô quay lại ngay đi, ở đâu đến thì lại trở về đấy. Cô nên nhớ bản thân tôi cũng sẽ bị liên lụy nếu cô bị bắt.

Tâm gật đầu, trong khóe mắt cô hiện lên bao tình cảm phức tạp. Từ nay, cô phải sống cuộc đời mới, và Hà Nội thân yêu không còn là nơi mong chờ cô nữa. Giờ đây ở đấy chỉ còn đầy rẫy những nanh vuốt, cạm bẫy của quân thù.

Khi xe của Bảo Trung đã mất hút sau lớp bụi đường. Tâm hoang mang đạp xe trở lại, cô thầm cảm ơn Bảo Trung đã báo tin để cô kịp tránh mọi sự nguy hiểm. Cô tự hỏi thầm: “Anh ta là ai? Vì mục đích gì anh ta thiết tha với sự nghiệp cách mạng như vậy? Hay anh ta cũng có một mối thù như mình? Không rõ! Chỉ biết anh ta là một thanh niên tốt và dũng cảm.”

Khoảng hơn 10 giờ, Bảo Trung quay xe về trụ sở, gặp ngay Lê Trâm. Gã mừng rỡ báo tin cho anh: mọi việc chuẩn bị ở nhà trường đã xong, chỉ còn chờ ấn định ngày khai giảng. Các gián điệp biệta1ki1ch từ các tỉnh về tập trung cũng đã gần đủ. Nói chung, công việc tiến hành rất tốt. Bảo Trung bảo gã:

 – Anh vào báo cáo với đại tá để ngài cho đánh giấy mời phái đoàn cố vấn. Công việc bảo vệ bố trí thế nào? Đại tá tin tưởng ở anh đấy.

 – Anh cứ yên trí, chu đáo lắm! Đến kiến cũng không vào lọt.

– Tốt lắm!

Bảo Trung bắt tay gã rồi trở về phòng làm việc của mình. Công việc chuẩn bị cho ngày khai giảng trường biệt kích được tổ chức rất cẩn thận. Địa điểm của trường hết sức bí mật. Vì đây là nôi tập trung những phần tử trung thành nhất, tình nguyện làm gián điệp cho Pháp và Mỹ. Nhà trường phải đặt một hệ thống bảo vệ rất cẩn mật.

Ban giám đốc nhà trường gồm có: Đại tá Ô-buy, sĩ quan tham mưu trong Bộ chỉ huy Pháp. Nguyễn Toàn Cơ, Cục trưởng an ninh quốc gia, Mít-xen, trung tá hiến binh,cha1nhh mật thám Hà Nội. Mọi hoạt động của Ban giám đốc nhà trường đều đặt dưới quyền điều khiển của phái đoàn cố vấn Mỹ.

Danh sách những huấn luyện viên gồm có: Cố vấn tổ chức Huê kỳ, đại tá Rốc-ken Hao. Cố vấn quân sự Huê kỳ, đại tá Uy-liêm Bôn. Sĩ quan tham mưu Pháp, thiếu tá Săm-sông. Sĩ quan lục quân Pháp, tiếu tá Cốt-chiê. Sĩ quan hải quân Pháp, Đờ-cô-văng-si, Phò phòng mật hiệu Pháp, La-voa-đê. Sĩ quan tình báo, đại úy Vũ Nghị. Sĩ quan tham mưu, trung úy Bảo Trung, và một số các sĩ quan phụ tá khác, không có danh tiếng cho lắm.

Điệp viên theo học gầm tất cả 224 tên nhưng sau khi duyệt lại danh sách, đã gạt bớt đi 70 tên, còn lại 154 tên chính thức, đều là những phần tử trung thành nhất, có nhiều thành tích nhất.

Chương trình giảng dạy và các sĩ quan phụ trách bộ môn được dự kiến xếp đặt như sau:

 – Cố vấn Huê kỳ Rốc-ken Hao chịu trách nhiệm theo dõi về tổ chức. Thiếu tá Săm-sông, rất giỏi về môn điền kinh, chịu trách nhiệm huấn luyện về thể lực. Cố vấn Huê kỳ, Uy-liêm-bôn, chịu trách nhiệm giảng dạy về cách sử dụng những vũ khí phá hoại, chiến tranh chống du kích tổng hợp. Thiếu tá Đờ-cô-văng-si, huấn luyện về những phương pháp chiến đấu ở dươi và trên mặt nước. Trung tá La-voa-đê, giảng dạy chuyên khoa về môn thông tin liên lạc: điện đài, mật mã, tín hiệu v.v… Đại úy Vũ Nghị, huấn luyện về các môn lấy kát và tổ ẩn cung, ám sát và tổ chức nội gián. Trung úy Bảo Trung giảng cách sử dụng hóa chất vào việc hóa trang, điều tra dấu vết. Ngoài ra, chánh mật thám Mít-xen cũng tham gia giảng dạy những bộ môn phụ như công tác hoạt động biệt kích. Đại tá Ô-buy, huấn luyện về phương pháp đánh ở những nơi rừng núi, đồng bằng v.v… Tóm lại, một bộ máy giảng dạy rất tối tân với những dụng cụ trang bị hiện đại do Huê kỳ viện trợ. Bộ chỉ huy Pháp rất hài lòng và cục trưởng Toàn Cơ cũng đặt nhiều tin tưởng vào đấy. Nhà trường nằm ở phía tây nam thành phố. Chung quanh ba mặt trường, đều xây tường cao, mắc dây thép gai và điện cao thế. Có hai cổng ra vào; một chính một phụ. Ngoài ta đã ngụy trang cho nó một cái tên bình thường.

Còn một mặt trường thì hướng ra một cái hồ lớn, ngoài bờ nước cũng chăng dây thép gai, chỉ để một lối ra hồ có trạm gác canh phòng cẩn thận,

Bốn góc tường đều đó có lô cốt bảo vệ, có ụ súng ngầm dưới đất. Lính tuần tiễu thay phiên nhau đi kiểm tra, 15 phút một chuyến. Ai muốn ra vào trường đều phải xuất trình giấy tờ và chờ ở ngoài cổng khi nào ban kiểm soát cho phép mới được vào.

Ngày khai mạc đã đến. Từ sớm Toàn Cơ cùng một số sĩ quan có trách nhiệm thuộc cụa An ninh đã có mặt để chuẩn bị tiếp đón phái đoàn cố vấn Huê kỳ. Đúng tám giờ, tất cả các sĩ quan thuộc phòng tham mưu Bộ chỉ huy Pháp cũng đến đông đủ, chỉ còn chờ phái đoàn Huê kỳ nữa là khai mạc. Nhưng quá tám giờ rưỡi rồi mà vẫn chưa thấy phái đoàn Huê kỳ. Những sĩ quan Pháp đều đã sốt ruột, nhất là đại tá Ô-buy, ông ta đã cáu lên và văng tục ngậu sị. Chờ mãi đến chín giờ kém năm phút mới thấy chiếc xe Vê-đét, cắm cờ Huê kỳ lừng lững tiến vào.

Nhạc binh bắt đầu cử một bài hành khúc Huê kỳ. Mười lăm phút sau, chính thức làm lễ khai giảng. Trên khán đài, các ngài cố vấn đã yên vị ở hàng đầu cùng đại tá Ô-buy, Toàn Cơ và Mít-xen. Hàng ghế thứ hai là những sĩ quan trong Bộ chỉ huy Pháp. Hàng ghế thứ ba là những sĩ quan huấn luyện, cùng những nhân viên trong ban quản lý nhà trường.

Lá cờ Huê kỳ to tướng được treo ngay giữa khán đài. Âm nhạc bắt đầu cử quốc ca Pháp, lá cờ tam tài được kéo lên bay phần phật. Tiếp theo là bài “Tiếng gọi thanh niên”, quốc ca của chính phủ bù nhìn. Lá cờ ba gạch cũng được kéo lên một cách khiêm tốn.

154 đội viên gián điệp biệt kích xếp thành ba đại đội, ngay ngắn, chỉnh tề trong những bộ quân phục mới toanh, đang đứng ngay như phỗng dưới sân trường làm lễ chào cờ.

Toàn Cơ lên đọc diễn văn khai mạc.

Đứng sau mi-cơ-rô, bằng một giọng trang trọng, y kể lể công ơn của quốc trưởng đã đem lại nền độc lập cho quốc gia. Y tán tung quân đội Pháp đã luôn luôn sát cánh với quân đội quốc gia để chiến đấu chống Việt Minh, bảo vệ tự do, độc lập.

Y lại cảm ơn phái đoàn cố vấn Huê kỳ đã có nhiệt tình xây dựng và giúp đỡ nhà trường. Sau đó y căn dặn những điệp viên theo học: Nào chúng tôi tin tưởng, đặt hy vọng vào các anh sẽ trở thành những con người hùng của quốc gia; nào các anh phải có bổn phận bảo vệ tự do của tổ quốc đang bị cộng sản Việt Minh đe dọa; nào chúng ta phải sát cánh với quân đội trong khối liên hiệp để chiến đấu tới cùng v.v… Một nhớ những danh từ hổ lốn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nghe đến chói tai, tuy vậy cũng gây được một không khí phấn chấn trong đám sĩ quan.

Tiếp theo là ngài cố vấn Mỹ lên phát biểu.

Vẫn giọng nói trịnh thượng, vẫn những lý luận kể cả, hắn tự hào về dân tộc hắn đang ban ơn cho ka81p thiên hạ. Cuối cùng, hắn cũng tâng bốc tình thân thiện Pháp, Việt, Mỹ  ngày càng trở nên hữu hảo. Mọi người im lặng nghe lời phát biểu huênh hoang của hắn, khiến hắn càng nói càng thao thao bất tuyệt.

Giữa lúc ấy có một tiếng nổ dữ dội. Hàng ngũ điệp viên nhốn nháo, các sĩ quan trên khán đài đều sợ xanh mắt. Từ trong nhà hội đồng, một cuộn khói mờ mịt tỏa ra.

Quang cảnh trên khán đài lúc này thật hỗn độn.

Các sĩ quan nhớn nhác xô ghế chạy. Ngài cố vấn Mỹ mặt không còn hột máu, đang níu chặt lấy sĩ quan tùy tùng. Dưới đám học viên có tiếng kêu thất thanh: “”Mìn! Mìn””. Rồi không ai bảo ai, mạnh tên nào tên ấy chạy tản ra bốn phía như vịt.

Bảo Trung liếc nhìn quang cảnh nhốn nháo. Anh trấn tĩnh bước vội đến loa phóng thanh, quát lớn:

 – Tất cả nằm cả xuống, không được nhốn nháo!

 – Lệnh của anh rất hiệu nghiệm, mọi người đều răm rắp tuân theo. Anh nói tiếp – Đơn vị bảo vệ của thiếu úy Lê Trâm đem ngay dụng cụ cứu cháy vào dập tắt ngọn lửa! Số còn lại ai nấy về hàng ngũ!

Một phút nữa trôi qua. Không thấy có sự gì nguy hiểm, mọi người lại lục đục trở về vị trí của mình. Trật tự đã trở lại, tuy không được như cũ, song ai nấy đều thở phào khoan khoái sau giây phút kinh hoàng.

Tiếng nổ vừa rồi là do sự sơ ý của nhân viên trong phòng thí nghiệm. Chất hóa học không được xếp cẩn thận, đúng quy cách nên bị phản ứng, gây thành tiếng nổ và bốc cháy. Không có gì đáng nguy hiểm cả. Bảo Trung tiếp tục thay Toàn Cơ, điều khiển buổi lễ.

Đáng lẽ trong chương trình còn có mục các vị quan khách đi thăm nơi ăn chốn ở và giảng đường của học viên, nhưng sự việc không vui vừa xảy ra làm cho ai nấy đều muốn rút ngắn thời gian. Nhất là các ngài cố vấn Huê kỳ, vì đã bộc lộ rõ sự can đảm, nên cũng chẳng lưu luyến cái trường quái gở này làm gì.

Trước khi lên xe, Toàn Cơ vỗ vai Bảo Trung khen ngợi:

 – Cháu thật là một sĩ quan chân chính. Bác rất hãnh diện vì có một người cháu như vậy.

Bảo Trung khiêm tốn:

 – Thưa bác, cháu chỉ làm tròn nhiệm vụ bình thường của một sĩ quan mà thôi.

Qua việc trên, các sĩ quan tham mưu trong Bộ chỉ huy Pháp đã có một ấn tượng tốt đẹp về Bảo Trung.

***

Vừa về đến nhà, tên lính hầu báo tin:

 – Thưa trung úy, có một người lạ mặt đến tìm trung úy. Ông ta nói ông ta là một phóng viên nhà báo. Muốn đến phỏng vấn ngài.

Phóng viên nào? Có việc gì mà phỏng vấn?

Bảo Trung sửng sốt hỏi:

– Thế anh có hỏi ông ta ở đâu không?

– Tôi không hỏi, nhưng nhớ mặt tông ta, người cao cao, đen đen.

Bảo Trung thầm nghĩ, hay người của già Thuận đến nối lại liên lạc. Không! Không thể như thế được; chắc có gì uẩn khúc đây. Anh cau mày bảo lính hầu:

 – Từ nay về sau, nếu có ai hỏi tôi, anh phải xem xét giấy tờ cho cẩn thận nhé. Không được tự tiện cho người lên đây!

 – Vâng, thưa ông, tôi cũng chưa dám cho vào nhà. Ông ta chỉ đứng ở cầu thang thôi.

Sau khi ăn sáng xong, Bảo Trung dặn lính hầu:

 – Anh cầm giấy này lên báo cáo với đại tá, tôi bị mệt xin phép nghỉ chiều nay. Nếu có ai hỏi anh cũng trả lời là tôi mệt, không tiếp khách, nghe chưa!

 – Xin vâng lệnh!

Tên hầu đi khỏi Bảo Trung kiểm tra lại đồ đạc của mình trong tủ. Anh rất kinh ngạc khi thấy bị mất dấu. Tất cả những tài liện, sách vở đều đã bị một bàn tay bí mật lục lọi.

“Có nghĩa là bọn chúng vẫn nghi ngò theo dõi mình! Kẻ theo sát mình không phải ai xa lạ mà chính là tên lính hầu. Nhưng kẻ nào chủ trương, Toàn Cơ chăng? Dù sao, cũng phải cẩn thận hơn nữa để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống”. Bảo Trung nghĩ vậy. Anh thấy vững tâm hơn. Anh nghĩ đến nhiệm vụ phải viết thư về Pháp. Trước khi viết, anh mở tủ lấy cuốn nhật ký, ôn lại nét chữ cho thật giống.

Thưa ba má kính mến!

 Con rất mừng khi nhận được thư của ba má. Hôm đó con rất sung sướng vì trong một ngày nhận được hai tin mừng: Một lá thư của ba má, hai là bác Toàn Cơ cho riêng một chiếc xe du lịch để dùng, chiếc pơ-giô 203 còn mới.

Chắc ba má vui lòng vì đứa con trai đầu lòng của ba má hiện đã trở thánh người hữu ích cho quốc gia, vì không làm hổ danh gia đình nhà ta.

Sức khỏe con bình thường. Công việc của chúng con ngày càng bận rộn, chiến sự luôn xảy ra ác liệt giữa quân đội Liên hiệp Pháp với Việt Minh, nhưng ba má đừng lo. Hiện nay con vẫn ở Hà Nội, phụ trách giảng dạy cho một trường quân sự chứ không phải ra mặt trận.

Bác Toàn Cơ đối với con rất tốt, săn sóc con chu đáo, ba má nên viết thư cám ơn bác hộ con. Nhờ bác, con mới có thể trở nên một sĩ quan chân chính.

Thưa ba má! Con có câu chuyện muốn thưa cùng ba má, mong ba má vui lòng giúp đỡ chúng con. Trong những ngày đầu tiên về đất nước, con nghỉ ngơi ở khách sạn ngoài Đồ Sơn, tình cờ có quen một cô gái Pháp nghỉ hè sang thăm ông cậu ruột. tên cô ta là Gia-manh, tính tình rất hiền hậu dễ thương. Con đã giới thiệu gia đình với cô ấy. Thế nào cô ấy cũng đến thăm ba má. Vì vậy con mong ba má sẽ tiếp cô ấy như người thân tình, như người con trong gia đình.

Ba má cứ yên tâm, đừng lo lắng gì về con. Mọi việc đều sẽ tốt lành đối với con. Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ại đây, ba má nhớ giục em Mai đan xong cho con chiếc áo len để kịp mặt rét.

Chúc ba má luôn  mạnh.

Hôn ba má cùng em Mai.

Con ủa ba má,

Bảo Trung

Viết xong thư, Bảo Trung thấy nhẹ nhõm cả người. Anh mở cửa phòng và bắt gặp một bóng người đang thập thò, khi thấy anh ló đầu ra, bóng đen biến mất hút dưới cầu thang. Anh lên tiếng gọi cần vụ, anh ta bước lên, sắc mặt không bình thường, anh hỏi:

 – Anh làm gì ở dưới ây?

– Thưa ông tôi đưa giấy đến trụ sở vừa về và đang giặt quần áo ạ.

– Đem thứ này ra bưu chính gửi ngay cho tôi đã.

Chờ cho tên lính hầu đi khỏi, Bảo Trung xuống nhà, ra hỏi người lính gác cửa xem từ nãy đếnn giờ có ai đến hỏi mình không thì được anh ta trả lời không có ai hỏi cả.

Không còn nghi ngờ gì nữa, tên lính hầu là một tên nguy hiểm, phải tìm biện pháp tống khéo tên này ra khỏi nhà mới ổn.

Anh bực bội quay về giường nằm, kiểm điểm lại mọi hành động hằng ngày xem có sơ hở gì không. Không phải ở đời này, việc gì cũng dễ dàng, xươi chiều cả. Kẻ thù luôn luôn rình mò, bổ lưới xung quanh ta. Phải bình tĩnh sáng suốt và dũng cảm. Đó là bí quyết để đi đến thành công.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!