Chương 11: Chia ly

Mùa thu đã đến, lá úa bám tre6nca6y không đủ sức chống nổi ngọn gió heo may phũ phàng đã lìa cành rơi lả tả xuống mặt đường, xuống mái nhà, hoặc bị lùa vào những khoang cửa sổ. Nhưng gió thu cũng làm cho không khí trở nên mát mẻ.

Phố phường Hà Nội dạo này tấp nập hơn. Sau mấy tháng hè vắng vẻ, các trường học lại ngày ngày mở cửa đón chào những học sinh lũ lượt cắp sách đến trường.

Bảo Trung trở dậy, anh ra ban công nhặt mấy chiếc lá vàng rơi lạc lõng và nghĩ đến những công việc vừa qua. Phút chốc đã mấy thánh trôi đi.

Tình hình chiến sự đã có nhiều thay đổi. Cứ mỗi mùa thuc đến, quân đội Pháp lại cố giành lấy thế chủ động. Rút kinh nghiệm năm ngoái, quân Pháp không dám ồ ạt tất công lên Việt Bắc nữa, chúng đã thay đổi chiến thuật đánh chiếm trung du, lấn chiếm đồng bằng Bắc bộ, thực hiện âm mưu dùng chiến tranh nuôi chiến tranh. Tiếng đại bác, tiếng máy bay ầm ì suốt ngày, không khí chiến tranh có vẻ khẩn trương hơn, tin tức ở mặt trận đưa về không được khả quan cho lắm.

Suốt trong thời gian vừa qua, Bảo Trung đã cung cấp được nhiều tài liệu giá trị. Tình hìn viện trợ Mỹ, chủ trương của các chiến dịch do Bộ tham mưu Pháp đề ra, danh sách những tên mật thám theo học lớp biệt kích, và những bí mật quân sự khác do tụi sĩ quan tham mưu tiết lộ. Anh cũng đã nhận được chiếc máy ảnh tối tân do cơ quan tình báo ta mua được của Nhật đặt trong chiếc máy lửa. Chỉ khi nào cần thiết lắm anh mới sủ dụng đến nó.

Sau hơn một tháng chuẩn bị, trường biệt kích sắp sửa khai giảng. Bảo Trung càng bận rộn nghiên cứu chương trình, tài liệu của trường tham mưu Ý. Trong thời gian này, cơ sở cũng đã khai thác được một số bí mật do Bảo Trung thật cung cấp, vì vậy cũng giúp anh giải quyết được nhiều khó khăn.

Một buổi xếp đặt lại đống tài liệu trong tủ, anh vô tình để rơi một lá thư. Màu xanh của chiếc phong bì gợi anh nhớ lại những kỷ niệm trong những ngày hè ở Đồ Sơn. Đây là lá thư thứ hai, Giát-manh viết cho anh trước khi về nước.

Anh Bảo Trung th6n yêu!

Thế là đã một tháng trôi qua, hôm nay em viết lá thư cuối cùng trên đất Việt Nam để gửi cho anh. Em đã nhận được thư của anh trước đây mấy ngày. Thế là chúng ta sắp phải xa nhau rồi anh nỉ.

Em về Pháp, việc thứ nhất sẽ đến nhà anh, nói chuyện với ba má anh về tin tức của anh. Sau đó em sẽ đến thăm bè bạn của em để chuẩn bị bài vở cho niên học mới. Khi nào về tới Pháp, em sẽ viết thư báo tin cho anh ngay.

Đất nước Việt Nam thật đẹp, người Việt Nam cũng giản dị và hiền hậu, nhưng rất quật cường. Em đã được nghe nhiều chuyện chiến đấu giữa du kích Việt Minh và quân đội viễn chinh. Em cảm thấy cuộc chiến tranh này còn kéo dài nếu không có sự thương lượng giữa chính phủ ta và chính phủ Việt Minh.

Anh Bảo Trung ạ! Em khuyên anh nên xin trở về Pháp. Về đó anh sẽ học thêm một ngành nào đó như luật chẳng hạn. Ở lại Việt Nam làm gì khi sự chết chóc luôn luôn đedọa? Anh đã biết đấy! Tổ quốc của em rất đẹp, khí hậu ôn hòa, những đồng lúa mì thẳng tắp, những dàn nho xanh ngắt. Chiều chiều, chúng ta có thể đi dạo mát dọc bờ sông Sen, trèo lên ngọn tháp Ép-phen hay đạp xe ra cổng thành Chiến thắng cổ kính … Em mơ ước cuộc sống thanh bình ấy sẽ đến với chúng ta một ngày gần nhất; em tưởng tượng đến ngày vui mừng ấy. Ôi! Thật đẹp đẽ vô cùng, em tin đó không phải là ảo ảnh.

 Giờ chia tay đã đến, nếu như không có gì trở ngại, anh xuống tiễn em vào ngày 15 tháng tám này. Em rất mong anh, nếu vì hoàn cảnh không cho phép thì điện cho em biết tin.

Thôi em dừng bút. Chúc anh mạnh khỏe, luôn nhớ đến Giát-manh.

Hôn anh những cái hôn nồng nàn nhất!

GIÁT-MANH

Hôm Giát-manh lên dường về nước, Bảo Trung không xuống tiễn cah6n được vù yêu cầu quân sự. Anh đã điện cho cô biết và chúc cô lên đường bình an. Cô còn đề nghị anh gửi cho cô một tấm ảnh mới nhất, song anh cũng không thể chìu theo ý cô được. Anh chỉ bóc một tấm ảnh cũ, tấm ảnh mặc quân phục sĩ quan mới tốt nghiệp trường tham mưu Ý gửi cho cô. Anh hứa với Giát-manh sẽ gửi thư cho cô, đồng thời yêu cầu cô đến chơi gia đình mình luôn.

Giữa lúc Bảo Trung đang vấn vương bao ý nghĩ thì tên lính hầu báo tin có thiếu úy Lê Trâm đến chơi. Bảo Trung vui vẻ chờ gã. Lê Trâm bước vào với dáng điệu mừng rỡ:

 – Tôi đến trụ sở tìm anh nhưng đại tá bảo hôm nay anh nghỉ ở nhà.

– Cám ơn thiếu úy, có tin gì mới không?

– Có một việc nhờ anh giúp! Mong anh hết sức cho.

– Đối với nah thì bao giờ tôi cũng sẵn sàng. Việt gì vậy, anh nói đi.

 – Hiện mới có tin tàn quân Quốc dân đảng Trung Hoa bị Trung cộng đánh bại, đang tràn qua khu vực biên giới nước ta. Bộ chỉ huy Pháp đã đồng ý cho bọn chúng sang đóng dọc đường số 4. Đại tá có sai tôi cùng kỹ sư Hoàng Minh lên liên lạc để xem xét tình hình, nhưng anh thấy đấy, lên khu vực biên giới thì chỉ có đi thôi chứ ít có về. Vì vậy nhờ anh nói giúp với đại tá một câu để tôi được ở lại.

 – Thế  đại tá đã ký công lệnh chưa?

– Sáng mai tôi sẽ phải đến nhận giấy tờ.

 – Thôi được, tôi sẽ cố giúp anh. Nghĩ xem có thể lấy cớ gì giữ anh ở lại được nhỉ! – Bảo Trung bóp trán suy nghĩ. – À, được rồi! Tôi sẽ giữ anh lại để cuẩn bị bảo vệ buổi khai giảng trường huấn luyện. Chiều nay thế nào tôi cũng đến gặp đại tá về việc ấy.

 – Nếu được thì tốt quá, tôi sẽ nhớ ơn anh mãi mãi!

 – Chắc có thể được, anh cứ yên tâm. Tối nay tôi sẽ báo tin mừng cho anh.

Lê Trâm cảm động, cám ơn rối rít.

– Cám ơn anh, rất hy vọng ở anh. Thành thực cám ơn anh trước.

Sau khi Lê Trâm đi rồi, Bảo Trung cũng chuẩn bị lên phố. Anh bảo lính hầu sang mượn một chiếc xe díp, để tự lái lấy.

Bảo Trung cho xe quay ra phía bờ sông, gặp một đoàn xe thiết giáp do Mỹ viện trợ mới sang cầu. Bảo Trung móc túi, dừng xe lấy máy lửa châm thuốc lá. Hết đoàn xe thiết giáp thì đến đoàn xe lội nước, trên xe gắn những nòng đại liên tua tủa.

Qua việc điều động đoàn cơ giới này, anh dự đoán được hướng tiến công của địch. “Phải là vùng đồng chiêm, hoặc đồng lầy”. Muốn rõ ràng, phải tìm hiểu quy luật chiến đấu, nắm vững tư tưởng chiến thuật của tên đại tướng Cốc thì mới phán đoán được chính xác.

Trong khi đi vòng quanh khu vực hậu cần Đồn Thủy. Bảo Trung luôn ngậm thuốc lá, thỉnh thoảng anh lại bật máy lửa. Cuối cùng anh cho xe vòng xuống Bạch Mai rồi về nhà.

Lính hầu đón anh ở cửa phòng, đưa một lá thư.

Kính gửi ngài trung úy,

Vì điều kiện đặc biệt, bắt buộc cửa hàng chúng tôi phải tạm đóng cửa ít ngày, chiều nay xin mời ngài đến thanh toán tiền thuê sách.

Kính thư

Quán sách học sinh số 2

“Có việc gì xảy ra đây?” Trước mắt tên lính hầu, anh không để lộ nét lo lắng nào, chỉ bình thản hỏi:

 – Ai mang giấy này đến đây thế?

– Một chú bé.

– Hồi mấy giờ?

– Cách đây mười lăm phút.

 – Anh cầm mấy đồng l5i trả tiền thuê sách và lấy cho tôi cái thẻ về. À thôi, để tôi còn ra đổi quyển truyện một thể! – Bảo Trung tiện tay ném cho tên lính mấy đồng nói tiếp. – Thôi, anh có thể cầm mấy đồng đi chơi phố. ”Đúng hai giờ kém mười lăm thì đánh thức tôi dậy”.

Hai giờ chiều, Bảo Trung đến trụ sở gặp Toàn Cơ để đề nghị vài việc. Vừa vào đến phòng, Toàn Cơ đã vui vẻ nói với anh:

 – À, cháu đến rất đúng lúc, có tin mừng! Ba má cháu đã gửi thư sang kia kìa.

Toàn Cơ rút ngăn kéo bàn lấy ra một phong thư, đưa cho Bảo Trung. Nhận thư, Bảo Trung rất vui mừng, anh cất vào túi áo, hỏi:

 – Chắc ba má cháu có viết thư riêng cho bác?

 – Tất nhiên, ba má cháu nhờ bác trông nom cháu, dù không có thư của ba má cháu, bác ũng vẫn làm tròn trách nhiệm một người bác đối với cháu kia mà.

 – Vâng, cháu xin cám ơn bác!

Toàn Cơ hể hả bảo:

 – Báo cho cháu thêm một tin này nữa: Bộ chỉ huy đã nhận được viện trợ của Huê kỳ. Cục ta, họ mới cho thêm hai cam nhôn và một xe du lịch. Bác có ý định giao cho cháu chiếc xe Pơ-giô 203 để cháu tiện dùng trong công tác. Nay mai, hàng ngày cháu phải xuốngthuo72ngr, cũng khá xa, đỡ phải đi mượn lôi thôi.

 – Xin cảm tạ bác, cháu không biết lấy gì đáp lại sự săn sóc của bác.

 – Cháu đừng khách sáo, từ nay cần gì cứ nói với bác, bác sẽ giúp cháu.

 – Cháu có một việc muốn đề nghị với bác. Hiện nay việc tổ chức khai giảng còn gặp nhiều khó khăn, hôm ấy chúng ta mời tất cả các ngài cố vấn đến dự. Nếu ta không có một đơn vị tin cẩn để bảo vệ thì e có thể xảy ra sự gì bất trắc chăng?

 – Bác đã nghĩ đến việc đó rồi, định giao cho Vũ Nghị đem đại hội hiến binh đến tăng cường việc kiểm soát.

 – Cháu thấy lây thêm cả trung đội của Lê Trâm làm việc này thì có thể yên tâm hơn.

 – Thiếu úy Lê Trâm, bác định cử anh ta đi công tác sớm mai.

– Bác có thể cử người khác được không?

– Nếu cháu muốn thì bác cũng đồng ý để anh ta ở lại.

 – Cháu có cảm tình với anh ta, vì vậy anh ta có nhờ cháu nói giúp với bác.

 – Thôi được, bác sẽ cử người khác vậy. CChau1co1 thể báo cho anh ta chuẩn bị công việc cho ngày khai giảng chu đáo. Cháu còn yêu cầu gì nữa không?

 – Dạ, thưa bác không ạ. Cám ơn bác, cháu về!

 – Bề xem thư rồi trả lời cho ba ma1 cháu ngay đi. Ngày mai cháu lên đem chiếc pơ-giô về mà dùng.

Bảo Trung phấn khởi, bước những bước dài. Anh tạt qua chỗ đóng quân của Lê Trâm, báo cho anh để anh ta phấn khởi. Sau đó anh đi thẳng đến quán sách Hai Bà trưng.

Một cảnh lạ lùng hiện ra làm anh giật mình: Trước quán, sách bị vứt ngổn ngang, trong quán cũng bừa bộn, tất cả những ngăn sách đều bị bới tung, một mo65tba1n sách buồn rầu xếp lại những chồng sách.

Bảo Trung liếc mắt nhìn quanh, anh biết bọn mật thám còn lảng vảng đâu đây nên đi thẳng.

Mối lo ngại bất ngờ đến với anh. Tâm đi đâu mấy hôm nay, có bị chúng bắt không; nếu cô bị bắt thì công việc của ta thế nào đây? Liệu cô có chịu nổi cực hình, có giữ được bí mật không? Thế là bị mất liên lạc rồi, phải tìm đến địa điểm dự bị. Điều trước tiên là phải tìm biện pháp bảo vệ chu đáo. Sau đó tìm cách báo tin cho Tâm nếu cô chưa bị sa vào tay chúng.

Bảo Trung cảm thấy mối nguy hiểm đang đe dọa ruột anh như lửa đốt, anh bước vội về nhà, kiểm tra lại những hoạt động của mình, cất giấu lại những thứ quan trọng.

Qua nhận định, Bảo Trung phán đoán: Tâm có thể đã đi về khu trao đổi tài liệu. Bọn mật thám chưa thể đánh hơi thấy những hoạt động của anh. Thái độ của Toàn Cơ đối với anh vẩn thắm thiết. Như vậy anh cưa thể bị lộ. Cần phải thẩm tra lại. Muốn biết tin tức phải qua bên sở của Mít-xen, nhưng anh không kiếm cớ gì để qua bên đó được. Anh chợt nhớ đến Tuyết Trinh. Phải, cô ta có thể giúp anh được. Nghe đâu Vũ Nghị làm thân và đến nhà cô ta luôn.

Bảo Trung viết một lá thư sai lính hầu mượn xe đón Tuyết Trinh lại nhà. Lúc này đã hơn 5 giờ, chắc cô ấy về nhà rồi.

Khi lính hầu mang giấy đến thì Tuyết Trinh sắp sửa ăn cơm, nhận được thư, Tuyết Trinh hơi sửng sốt, bóc vội ra xem:

Cô Tuyết Trinh thân mến!

Xin cô tha lỗi cho vì mấy ngày liền công việc bận quá không cho phép tôi lại thăm cô cùng gia đình được, rất ân hận. Sau những ngày mệt nhọc, đại tá có cho tôi nghỉ hôm nay để bù lại những vất vả. Cả ngày dài thanh thản nhưng lại đúng vào ngày Tuyết Trinh phải đi làm thành ra chẳng biết đi chơi với ai. Nếu không bận gì, xin mời Tuyết Trinh lên xe, lại nhà tối nay, tôi đã mua vé xem phim, nhân thể có câu chuyện muốn nói với cô.

Mong Tuyết Trinh không nỡ từ chối.

Bảo Trung

Xem xong thư, Tuyết Trinh bàng hoàng xúc động. Cô không ngờ, người mà cô thầm kính phục, luôn luôn đối xử với cô đúng mực như một người anh, bỗng nhiên lại có những lời lẽ dịu dàng và tình cảm đến thế.

Cô vội sửa lại mái tóc, mặc quần áo, bảo với mẹ cô có việc cần phải đi ngay không kịp ăn cơm. Cô xuống ngay xe, lòng dạt dào vui sướng.

Cả buổi tối hôm ấy, Bảo Trung niềm nở tiếp đón Tuyết Trinh. Anh đưa cô đi ăn ở khách sạn Á Đông, đi dạo quanh các gian hàng Gô-đa rồi vào rạp Ma-giét-tích xem phim.

Hai người xem cuốn phim: Người đàn bà bịt mắt, phim màu của Ấn Độ. Nội dung phim diễn ta một phụ nữ Ấn Độ, một mình xông vào ổ cướp. Câu chuyện hoang đường phi lý và nhạt nhẽo nhưng cũng gây hứng thú đối với thanh niên trong những pha: cưỡi ngựa bắn súng, vật lộn đâm chém nhau, và những cuộc nhảy múa điên loạn.

Ra khỏi rạp, Tuyết Trinh trầm trồ khen ngợi người phụ nữ cao bồi trong vai chính:

 – Đàn bà Ấn Độ giỏi quá anh nhỉ?

– Ờ, cũng khá! Phụ nữ Việt Nam cũng có nhiều người giỏi chẳng kém.

– Phụ nữ Việt Nam thì được cái thá gì hở anh?

 – Cô không nghe thấy người ta nói bên Gia Lâm có đội nữ du kích Trung Trắc hay sao? Họ đã mấy lần đột nhập sân bay để phá hoại và đốt máy bay đấy.

 – Em cho họ tuyên truyền thế thôi.

 – Không, thật đấy! Ngay trong nội thành cũng có nữ du ki1cg của Việt Minh hoạt động.

 – Em chẳng thấy bao giờ cả.

 – Thế cô không nhận được tin già à? Mới hôm qua, bên sở mật thám họ chẳng bắt được mấy nữ du kích tại quán bán sách đường Hai Bà Trưng là gì?

 – Thật không anh? Tin ở đâu thế?

– Thấy tụi sĩ quan nó kháo nhau như vậy.

 – Em không thấy bên ấy báo cáo gì cả. Bác Toàn Cơ cũng không biết. Hay là họ chưa báo cáo.

 – Thử hỏi đại úy Vũ Nghị xem sao, ông ta nắm được tình hình rõ hơn.

 – Ờ nhỉ, mới hôm qua ông ta lên nhà em chơi nhưng (Tuyết Trinh nhìn Bảo Trung để dò xét thái độ) em không tiếp, chỉ có mẹ em ngồi nói chuyện với ông ta thôi.

 – Thế là phong kiến rồi đấy, người ta đến chơi thì mình cứ tiếp cho đúng phép lịch sự chứ?

 – Em không ưa ông ta.

Hai người nín lặng, Tuyết Trinh bỗng hỏi Bảo Trung:

– Anh với ông ta có thân nhau không?

– Bạn đồng nghiệp, không thân , không sơ.

– Ông ta có vẻ chú ý đến anh lắm, cứ hỏi thăm anh luôn.

– Hỏi thế nào?

– Hỏi anh có hay đến chơi không?

 – Ông ta cú ý đến anh vì một chuyện khác đấy, cô không hiểu đâu. Nói cho đúng thì ông ta chú ý đến cô.

 – Không bao giờ, đừng hòng! Em ghét mặt ông ta lắm, anh đừng ngờ như thế, anh Trung ạ. Với lại, cũng tùy từng người chứ. Ai cũng như ai hay sao?

 – Thôi, đùa đấy thôi.

 – À, ba má anh hình như mới gửi thư sang cho anh phải không, hôm qua em thấy đại tá rất vui khi nhận được thư ở Pháp về.

 – Có, anh mới nhận được, ba má anh vẫn khỏe, mong anh hoàn thành công việc rồi trở về Pháp tiếp tục học luật.

 – Em ước ao được sang Pháp từ lâu, anh Trung ạ.

 – Cái đó dễ thôi, nếu Tuyết Trinh quả là một cô gái Việt Nam tốt, biết yêu mến đất nước và hòa bình.

 – Vì sao lại thế hả anh?

 – Vì nhân dân Pháp cũng rất mến khách, yêu chuộng hòa bình. Họ sẵn sàng đón tiếp những người bạn chân thành.

 – Thế nước mình sau này sẽ thế nào hở anh?

 – Nước mình rồi cũng sẽ độc lập hoàn toàn ngang hàng với nước Pháp. Điều này em hỏi thêm anh Hoàng Minh thì rõ. Chính anh Minh đang chiến đấu cho một lý tưởng thiêng liêng ấy.

 – Em chẳng tin anh Minh đâu, anh ấy ba hoa lắm. Sáng mai anh ấy phải lên biên giới để đón tiếp quân của Vũ Hồng Khanh anh ạ.

 – Đúng, quân Quốc dân đảng, một lực lượng quan trọng của chúng ta đấy.

Hai người chuyện phiếm với nhau như một cặp tình nhân thực sự.

Khoảng 2 giờ đêm, Tuyết Trinh mới về đến nhà. Sau một buổi đi chơi với Bảo Trung, cô cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn. Một niềm vui mênh mông tràn ngập lòng cô. Cô tự hỏi thầm: “Anh ấy có yêu ta không? Sao anh ấy không nói? Nhưng khóe mắt và nụ cười của anh ấy chẳng đã nói rất nhiều đó sao?”

Tuyết Trinh mơ màng, giấc mộng đến vói cô thật là đẹp.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!