Ngày thứ, nội nhà hoan hỉ, tiệc sẵn bày hải vị sơn trân. Mười hai giờ trưa thì xe của vợ chồng Nguyễn Phước tới sân, Nguyễn Phong, Cẩm Tú và Đặng Song chực rước. Khi Cẩm Tú vừa thấy cha mẹ thì lụy sa như nước, chạy riết lại ôm mẹ khóc mướt rồi hai mẹ con bất tỉnh nhơn sự té nhào. Nội nhà tôi tớ chạy lao xao, Nguyễn Phước, Nguyễn Phong và Đặng Song dạy đam vô nhà mà hơ hám. Cho hít ê tê (êther) giây lát hai mẹ con mới tỉnh hồn. Cẩm Tú lạy cha rồi nắm tay mà hun, Nguyễn Phước cũng khóc mùi mà mừng cho con trẻ.
Còn anh em Nguyễn Phước chào hỏi nhau mà cũng rơi lụy, vì cách nhau hơn mấy chục năm trời. Nhắc tới mẹ cha càng lụy ngọc tuôn rơi, hỏi đến chuyện hàn huyên càng bi thảm.
Đặng Song rất khiêm cung chào hỏi và lăng xăng đổ nước sâm cho nhạc nương. Cẩm Tú thấy chàng tận tình với mẹ mình thì nàng động dạ thương và hết lòng cám cảnh. Chừng vợ Nguyễn Phước thiệt lai tỉnh, mạnh như thường thì nội nhà mới ngồi lại tiệc mà dùng cơm, cơn ăn uống Nguyễn Phong mới kể hết sự tích mình từ biệt Trà Vinh mà lên Nam Vang cho tới bây giờ cùng sự Cẩm Tú ở nhà Tú bà và nhờ Đặng Song đam về, đầu đuôi tự sự đam ra phân hết hơn một giờ đồng hồ.
Vợ chồng Nguyễn Phước nghe rõ tông tích, thì cám ơn Đặng Song vô cùng mà rằng:
– Nhờ có thầy Hai đây con tôi được may mắn, chẳng chi đã hóa như Túy Kiều rồi! Ơn cứu con tôi dày nặng vô hồi, hai vợ chồng tôi nguyện khuynh thân đa tạ.
Đặng Song nói:
– Hai bác đáng điệu mẹ cha, thúc bá, xin kêu cháu bằng con cháu nhờ phúc phần. Chớ như cháu làm ngang mà lịnh ái về nhà thì tội cháu nặng quá chừng, tội vì trai dắt gái không có lịnh của cha mẹ. Nếu hai bác thứ dung thì cháu cám ơn quá lẽ, chớ cháu có ân chi mà gọi đáp đền? Sự nuôi dưỡng lịnh ái tận tình, vì sao cháu biết lịnh ái là lịnh điệt của thầy cah1u, chữ ái ố cập ô phải vậy.
– Thầy mựa chớ khiêm nhường dường ấy, thầy không phải ân nhân của con tôi thì ai mới gọi là ân nhân?
– Thưa bây giờ cốt nhục đàon viên, xin bác rước lịnh ái phản hồi cố lý.
– Thầy phân như rứa tôi không vừa ý. Thầy nghĩ sao mới biểu tôi đam con tôi về? Thầy cùng nó có duyên nợ phu thê, nếu vô oan trái đâu có ra chuyện cứu nó? Xưa Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga, La Côn cứu Kỷ Xảo Vân, Mãi Du Lang độc chiến Huê Khôi, há chẳng túc trái tiền khiên sở định? Còn Cẩm Tú con hãy ơn đền nghĩa trả. Nếu như thầy hai chẳng chê con là bực thấp hèn, thì cha mẹ gả con cho thầy.
Đặng Song nói:
– Thưa hai bác, xin mựa phân như vậy mà đau dạ cháu đây, lịnh ái thấp hèn thì còn ai cao thượng? Bác đã vinh huê phú quý có tiếng chốn Trà Vinh. Nếu lịnh ái chẳng chê cháu là ngu phu thì cháu hữu phúc muôn nghìn, trăm năm nguyện giữ tròn phận rể con cùng thái san, thới thủy.
Nguyễn Phong nói:
– Còn Xuân Giai điên trí, mà nay đã mạnh hay chưa? Cha mẹ nó có êm hay là muốn việc kiện thưa, xin chú Ba cho tôi biết.
Nguyễn Phước nói:
– Con Cẩm Tú có nhãn lực thiệt, mới đây mà nhà Trần phủ đã hết thời. Xuân Giai đau trọn bốn tháng trồi, rồi thác. Nói nó điên mà cũng có đau bịnh khác, bị nó hay chơi bời đàng điếm; nên làm bịnh phong tình. Mặt mét xanh, ốm da sát vô trong xương mình, cẳng lở lói, rụng móng tay, đầu sói sọi. Có rước mấy lương y giỏi ở Saigon xuống trị mà cũng nan y mi cờ rốp ăn lủng xương 6, 7 tháng ni, thuốc tiên cũng không thể sống. Nó thác chưa đầy một tháng, hai ông bà họ Trần rủi cuống chứng thiên thời mà mạng vong. Nghĩ cũng thương, mà cũng có phước cho tụi mình, phải gả Cẩm Tú về đó, ắt là nó ở góa vậy.
Cẩm Tú nói:
– Thưa cha cùng mẹ, con cam chịu quấy, tội của con biết lấy gì cân? Bây giờ đây ai xấu tốt con cũng không cần, miễn cha mẹ chịu thì con vui chịu. Con biết bao nhiêu thất hiếu tội con trốn xin cha mẹ xử cho đáng tội con. Đạo làm con, cha mẹ biểu chết, thì phải chết, chớ chẳng đặng than van. Còn như trẻ đất trời nào để.
Nguyễn Phước nói:
– Việc đã qua thôi con đừng kể, may biết dường nào phải kiếm không được con, thì cha mẹ nay đã ra ma, vì rầu rĩ vô ngằn vô giá.
Nguyễn Phong nói:
– Chú Ba có quên một sự, biểu tôi kiếm cháu mà không gởi hình của nó lên. Cớ ấy nên nó về đây ở một bên, tình cốt nhục mà nhìn nhau không được?
– Bị con Cẩm Tú nó lấy đi mấy cái hình lớn hết, còn để lại nhà một cái chụp hồi nó còn nhỏ xíu mà thôi.
– Còn mấy lần anh gởi thơ cho tôi sao anh không nói thiệt chỗ ở? Phãi chi tôi biết chỡ ở, thì lúc lên kiếm Cẩm Tú, tôi ắt tìm được anh rồi. Cơn đó, tôi cũng đi dọ coi họa may có gặp anh chăng, song hơn mấy bữa, mà không ích chi ráo! Phần rầu vì Cẩm Tú đào tẩu, nên cũng chẳng có tầm anh cho tận tình. Ước như khi ấy mà có anh thì sự tìm Cẩm Tú đã ra manh mối lâu rồi. Bởi anh ở trên nầy thuộc lối Nam Vang, tuy đông mà cũng ít hơn Saigon. Còn bọn tôi lạ nước, lạ non, mấy nơi đường chẻ làm sao biết đặng?
– Cũng bởi việc nhà cắn đắn, anh em trâu trắng trâu đen! Tôi bỏ đi cho tới cha mẹ du tiên, nghĩ hổ thẹn nên không muốn cho chú biết rành chốn ở. Thôi, chuyện lâu năm mựa đừng nhắc nhở, vì khượi ra thì đau đớn đến đâu! Anh em ta gặp nhau vui biết đến nước nào, sự cũ ấy hãy bỏ đi, chớ đồ lại. Còn Cẩm Tú với Đặng Song có ơn ngãi, cháu nghĩ sao, cháu hãy nói ra. Nay có lời cha mẹ cháu định vậy đa, còn từ chối như bữa hổm nữa chăng?
– Thưa bác, cháu chẳng phải bình sành tượng gỗ mà không biết nghĩa nhơn. Song cháu ăn năn để chờ lịnh song đường. Nói tỷ mà nghe, như không có lời cha mẹ dạy, dẫu cho có thọ ân ái cho mấy, thời duy có đợi kiếp sau cháu liều thân khuyễn mã mà đền ơn tri ngộ. Cháu có phiền Đặng ân nhơn một chút, là lúc rước cháu tại nhà Tú bà cháu thấy Đặng ân nhơn đãi Tú bà sao như không phải điệu mẹ cha, nới với bả dường nói với kẻ dưới. Khi Tú bà đén nhà bị chàng xua đuổi, cháu thấy vầy thầm tủi trộm than. Cháu nghĩ rằng: “Đặng ân nhơn tánh ở dọc ngang, rể con đâu đãi nhạc nương như thế? “ Tuy mình không phải là con thì mình biết, chớ như chàng, hễ cưới con người ta, thì phải biết đến mẹ cha. Sau cháu lại rõ công việc của Tú bà, cháu nghĩ lại chàng cử chỉ với Tú bà như rứa cũng là đáng. Song cái sự hờn đó nó còn gắn trong dạ tỷ như khắc chữ vô đá, có cạo ra thủng thẳng nói mới lì.
Nay cháu thấy chàng ở với cha mẹ cháu rất có lễ nghi, mấy chữ đó nó đã bay hết trọi. Cháu ưng, mà xin chàng đừng vội, cho cháu tắm gội ăn chay; tế Xuân Giai và Hồ Hải một ngày, ngõ đẹp dạ người nơi chín suối. Tuy Hồ Hải không biết còn hay li thác, như có thác, lại càng mát dạ người. Còn Trần ông và Trần bà đáng đạo mẹ cha, tuy mới sơ vấn, nhưng cháu cũng tiếng dâu nhà người vậy. Cháu phải làm từng cúng lạy mới toại trong lòng. Có câu rằng “con gái ngoại tông”, phải thờ phượng bên chồng mới là nhằm đạo. Nhưng tế tự một lần nầy mà thôi, vì phải làm nội trợ cho Đặng phủ.
Còn cha mẹ của Hồ Hải có nghèo khổ, xin cha mẹ giúp đỡ bạc tiền. Cũng vì con mà Hồ Hải lưu lạc hà phương, phải chi không gá duyên với Đặng ân nhân, thì con cũng lo cung phụng Hồ ông và Hồ bà.
Chí ư việc con bước lầm vào nhà kỵ nữ, tuy vậy mà gặp dự hóa hiền. Hẳn trời xanh muốn thử gái thuyền quyên, nên xui gặp Tú bà mới ra cớ ấy. Tuy Tú bà làm quấy, đó là tính việc xấu xa, chớ sự hành khổ con thì không có. Con sung sướng hơn các con kỵ nữ nọ. Nghĩ cũng thương sự hoạn dưỡng của Tú bà. Bị du côn đập nát đồ đạc trong nhà, tuy là mưu kế hay sao không biết, chớ người chịu 5, 7 roi gân bò đứt thịt. Tú bà thuở Túy Kiều rất ác nghiệt, áo chế nàng, đánh nàng đến lết la! Phải con bị vậy thì nay đã ra ma còn chi mà gặp cha mẹ?
Con trót đã kêu người bằng mẹ, lại ăn cơm người một bữa cũng kể là ơn, huống chi người dưỡng nuôi con hơn mấy tháng tròn, nỡ nào con giận người cho đặng? Vậy xin bác, cha mẹ và mình chớ vì sự sâu độc của người mà lấy làm oán. Xin cha mẹ cho con đến ơn mấy tháng người bảo dưỡng con.
Trong bốn điều con xin trên đây mà đặng vuông tròn, thì trong lòng mới hết cay đắng.
Ngày thứ, nội nhà hoan hỉ, tiệc sẵn bày hải vị sơn trân. Mười hai giờ trưa thì xe của vợ chồng Nguyễn Phước tới sân, Nguyễn Phong, Cẩm Tú và Đặng Song chực rước. Khi Cẩm Tú vừa thấy cha mẹ thì lụy sa như nước, chạy riết lại ôm mẹ khóc mướt rồi hai mẹ con bất tỉnh nhơn sự té nhào. Nội nhà tôi tớ chạy lao xao, Nguyễn Phước, Nguyễn Phong và Đặng Song dạy đam vô nhà mà hơ hám. Cho hít ê tê (êther) giây lát hai mẹ con mới tỉnh hồn. Cẩm Tú lạy cha rồi nắm tay mà hun, Nguyễn Phước cũng khóc mùi mà mừng cho con trẻ.
Còn anh em Nguyễn Phước chào hỏi nhau mà cũng rơi lụy, vì cách nhau hơn mấy chục năm trời. Nhắc tới mẹ cha càng lụy ngọc tuôn rơi, hỏi đến chuyện hàn huyên càng bi thảm.
Đặng Song rất khiêm cung chào hỏi và lăng xăng đổ nước sâm cho nhạc nương. Cẩm Tú thấy chàng tận tình với mẹ mình thì nàng động dạ thương và hết lòng cám cảnh. Chừng vợ Nguyễn Phước thiệt lai tỉnh, mạnh như thường thì nội nhà mới ngồi lại tiệc mà dùng cơm, cơn ăn uống Nguyễn Phong mới kể hết sự tích mình từ biệt Trà Vinh mà lên Nam Vang cho tới bây giờ cùng sự Cẩm Tú ở nhà Tú bà và nhờ Đặng Song đam về, đầu đuôi tự sự đam ra phân hết hơn một giờ đồng hồ.
Vợ chồng Nguyễn Phước nghe rõ tông tích, thì cám ơn Đặng Song vô cùng mà rằng:
– Nhờ có thầy Hai đây con tôi được may mắn, chẳng chi đã hóa như Túy Kiều rồi! Ơn cứu con tôi dày nặng vô hồi, hai vợ chồng tôi nguyện khuynh thân đa tạ.
Đặng Song nói:
– Hai bác đáng điệu mẹ cha, thúc bá, xin kêu cháu bằng con cháu nhờ phúc phần. Chớ như cháu làm ngang mà lịnh ái về nhà thì tội cháu nặng quá chừng, tội vì trai dắt gái không có lịnh của cha mẹ. Nếu hai bác thứ dung thì cháu cám ơn quá lẽ, chớ cháu có ân chi mà gọi đáp đền? Sự nuôi dưỡng lịnh ái tận tình, vì sao cháu biết lịnh ái là lịnh điệt của thầy cah1u, chữ ái ố cập ô phải vậy.
– Thầy mựa chớ khiêm nhường dường ấy, thầy không phải ân nhân của con tôi thì ai mới gọi là ân nhân?
– Thưa bây giờ cốt nhục đoàn viên, xin bác rước lịnh ái phản hồi cố lý.
– Thầy phân như rứa tôi không vừa ý. Thầy nghĩ sao mới biểu tôi đam con tôi về? Thầy cùng nó có duyên nợ phu thê, nếu vô oan trái đâu có ra chuyện cứu nó? Xưa Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga, La Côn cứu Kỷ Xảo Vân, Mãi Du Lang độc chiến Huê Khôi, há chẳng túc trái tiền khiên sở định? Còn Cẩm Tú con hãy ơn đền nghĩa trả. Nếu như thầy hai chẳng chê con là bực thấp hèn, thì cha mẹ gả con cho thầy.
Đặng Song nói:
– Thưa hai bác, xin mựa phân như vậy mà đau dạ cháu đây, lịnh ái thấp hèn thì còn ai cao thượng? Bác đã vinh huê phú quý có tiếng chốn Trà Vinh. Nếu lịnh ái chẳng chê cháu là ngu phu thì cháu hữu phúc muôn nghìn, trăm năm nguyện giữ tròn phận rể con cùng thái san, thới thủy.
Nguyễn Phong nói:
– Còn Xuân Giai điên trí, mà nay đã mạnh hay chưa? Cha mẹ nó có êm hay là muốn việc kiện thưa, xin chú Ba cho tôi biết.
Nguyễn Phước nói:
– Con Cẩm Tú có nhãn lực thiệt, mới đây mà nhà Trần phủ đã hết thời. Xuân Giai đau trọn bốn tháng trồi, rồi thác. Nói nó điên mà cũng có đau bịnh khác, bị nó hay chơi bời đàng điếm; nên làm bịnh phong tình. Mặt mét xanh, ốm da sát vô trong xương mình, cẳng lở lói, rụng móng tay, đầu sói sọi. Có rước mấy lương y giỏi ở Saigon xuống trị mà cũng nan y mi cờ rốp ăn lủng xương 6, 7 tháng ni, thuốc tiên cũng không thể sống. Nó thác chưa đầy một tháng, hai ông bà họ Trần rủi cuống chứng thiên thời mà mạng vong. Nghĩ cũng thương, mà cũng có phước cho tụi mình, phải gả Cẩm Tú về đó, ắt là nó ở góa vậy.
Cẩm Tú nói:
– Thưa cha cùng mẹ, con cam chịu quấy, tội của con biết lấy gì cân? Bây giờ đây ai xấu tốt con cũng không cần, miễn cha mẹ chịu thì con vui chịu. Con biết bao nhiêu thất hiếu tội con trốn xin cha mẹ xử cho đáng tội con. Đạo làm con, cha mẹ biểu chết, thì phải chết, chớ chẳng đặng than van. Còn như trẻ đất trời nào để.
Nguyễn Phước nói:
– Việc đã qua thôi con đừng kể, may biết dường nào phải kiếm không được con, thì cha mẹ nay đã ra ma, vì rầu rĩ vô ngằn vô giá.
Nguyễn Phong nói:
– Chú Ba có quên một sự, biểu tôi kiếm cháu mà không gởi hình của nó lên. Cớ ấy nên nó về đây ở một bên, tình cốt nhục mà nhìn nhau không được?
– Bị con Cẩm Tú nó lấy đi mấy cái hình lớn hết, còn để lại nhà một cái chụp hồi nó còn nhỏ xíu mà thôi.
– Còn mấy lần anh gởi thơ cho tôi sao anh không nói thiệt chỗ ở? Phãi chi tôi biết chỡ ở, thì lúc lên kiếm Cẩm Tú, tôi ắt tìm được anh rồi. Cơn đó, tôi cũng đi dọ coi họa may có gặp anh chăng, song hơn mấy bữa, mà không ích chi ráo! Phần rầu vì Cẩm Tú đào tẩu, nên cũng chẳng có tầm anh cho tận tình. Ước như khi ấy mà có anh thì sự tìm Cẩm Tú đã ra manh mối lâu rồi. Bởi anh ở trên nầy thuộc lối Nam Vang, tuy đông mà cũng ít hơn Saigon. Còn bọn tôi lạ nước, lạ non, mấy nơi đường chẻ làm sao biết đặng?
– Cũng bởi việc nhà cắn đắn, anh em trâu trắng trâu đen! Tôi bỏ đi cho tới cha mẹ du tiên, nghĩ hổ thẹn nên không muốn cho chú biết rành chốn ở. Thôi, chuyện lâu năm mựa đừng nhắc nhở, vì khượi ra thì đau đớn đến đâu! Anh em ta gặp nhau vui biết đến nước nào, sự cũ ấy hãy bỏ đi, chớ đồ lại. Còn Cẩm Tú với Đặng Song có ơn ngãi, cháu nghĩ sao, cháu hãy nói ra. Nay có lời cha mẹ cháu định vậy đa, còn từ chối như bữa hổm nữa chăng?
– Thưa bác, cháu chẳng phải bình sành tượng gỗ mà không biết nghĩa nhơn. Song cháu ăn năn để chờ lịnh song đường. Nói tỷ mà nghe, như không có lời cha mẹ dạy, dẫu cho có thọ ân ái cho mấy, thời duy có đợi kiếp sau cháu liều thân khuyễn mã mà đền ơn tri ngộ. Cháu có phiền Đặng ân nhơn một chút, là lúc rước cháu tại nhà Tú bà cháu thấy Đặng ân nhơn đãi Tú bà sao như không phải điệu mẹ cha, nới với bả dường nói với kẻ dưới. Khi Tú bà đén nhà bị chàng xua đuổi, cháu thấy vầy thầm tủi trộm than. Cháu nghĩ rằng: “Đặng ân nhơn tánh ở dọc ngang, rể con đâu đãi nhạc nương như thế? “ Tuy mình không phải là con thì mình biết, chớ như chàng, hễ cưới con người ta, thì phải biết đến mẹ cha. Sau cháu lại rõ công việc của Tú bà, cháu nghĩ lại chàng cử chỉ với Tú bà như rứa cũng là đáng. Song cái sự hờn đó nó còn gắn trong dạ tỷ như khắc chữ vô đá, có cạo ra thủng thẳng nói mới lì.
Nay cháu thấy chàng ở với cha mẹ cháu rất có lễ nghi, mấy chữ đó nó đã bay hết trọi. Cháu ưng, mà xin chàng đừng vội, cho cháu tắm gội ăn chay; tế Xuân Giai và Hồ Hải một ngày, ngõ đẹp dạ người nơi chín suối. Tuy Hồ Hải không biết còn hay li thác, như có thác, lại càng mát dạ người. Còn Trần ông và Trần bà đáng đạo mẹ cha, tuy mới sơ vấn, nhưng cháu cũng tiếng dâu nhà người vậy. Cháu phải làm từng cúng lạy mới toại trong lòng. Có câu rằng “con gái ngoại tông”, phải thờ phượng bên chồng mới là nhằm đạo. Nhưng tế tự một lần nầy mà thôi, vì phải làm nội trợ cho Đặng phủ.
Còn cha mẹ của Hồ Hải có nghèo khổ, xin cha mẹ giúp đỡ bạc tiền. Cũng vì con mà Hồ Hải lưu lạc hà phương, phải chi không gá duyên với Đặng ân nhân, thì con cũng lo cung phụng Hồ ông và Hồ bà.
Chí ư việc con bước lầm vào nhà kỵ nữ, tuy vậy mà gặp dự hóa hiền. Hẳn trời xanh muốn thử gái thuyền quyên, nên xui gặp Tú bà mới ra cớ ấy. Tuy Tú bà làm quấy, đó là tính việc xấu xa, chớ sự hành khổ con thì không có. Con sung sướng hơn các con kỵ nữ nọ. Nghĩ cũng thương sự hoạn dưỡng của Tú bà. Bị du côn đập nát đồ đạc trong nhà, tuy là mưu kế hay sao không biết, chớ người chịu 5, 7 roi gân bò đứt thịt. Tú bà thuở Túy Kiều rất ác nghiệt, áo chế nàng, đánh nàng đến lết la! Phải con bị vậy thì nay đã ra ma còn chi mà gặp cha mẹ?
Con trót đã kêu người bằng mẹ, lại ăn cơm người một bữa cũng kể là ơn, huống chi người dưỡng nuôi con hơn mấy tháng tròn, nỡ nào con giận người cho đặng? Vậy xin bác, cha mẹ và mình chớ vì sự sâu độc của người mà lấy làm oán. Xin cha mẹ cho con đến ơn mấy tháng người bảo dưỡng con.
Trong bốn điều con xin trên đây mà đặng vuông tròn, thì trong lòng mới hết cay đắng.
Còn nói chi việc quốc gia, xưa nay có một mình chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị! Không nghe một bà Annam nào biết ưu thời mẫn thế! Như vậy nếu có con mà để cho họ dạy, có dễ dàng gì đâu. Người mình thường nói lần như vầy “Trai thời cha dạy văn chương, gái thời mẹ dạy mọi đường nết na”. Làm cha cũng phải để ý mà dạy con gái mới nên. Vì phần nhiều người mẹ đều kém bề đức dục. Có con gái muốn khỏi hư phong tục, chớ dạy cách u minh, cho đọc chữ tứ đức tam tùng cho thuộc làu mà thôi. Phải lấy cách “thiệt lành” giảng luận rành rỏi. Rằng phận gái phải giữ gìn tiết hạnh. Rằng đời nầy nhiều anh trai bạc hảnh, thấy gái xinh nó làm cách nọ thế kia, trăm ngàn kế đặng nó hút bông, hút nhụy cho được, dẫu tốn hao bao nhiêu nó cũng đánh liều, miễn là chơi hoa con gái cho đặng, ít nhiều tiền bạc nó kể chi.
Mà hễ con ong đã mở đàng đi, thì sau nó đếm xỉa gì tới huê. Rứa thì bọn trai dê là đại thù đại nghịch của phe nữ mà! Hãy coi bên nước Langsa, dạy con gái, chỉ ra rành rỏi, cho nên đứa con gái thạo đời, chữ trinh giữ chặt chẳng phút nào rời. Nắm tay “bủa xua” lao xao, ngồi chung chuyện vãn mà dạ cao thượng kỳ. Giọng kèn tiếng quyển thế chi, chẳng thể nào con ong đặng mở đường đi lối về. Bởi vì cha mẹ người ta dạy thì nói thiệt lý cho con nghe, đứa con gái nhờ vậy mà biết khôn, nó mới dặt dè giữ mình trọn vẹn. Cho nên sự cưới gả bên Tây thì về phần con gái, con trai kén chọn. Mình sắm vợ cho con, hoặc là sắm chồng cho con, chớ phải mình sắm cho mình hay sao mà mình chọn, mình lựa? Để mặc tình nó lọc kẻ của nó ưa, như vậy, sau không sanh điều bất trắc. Trước khi cho lễ sơ vấn, thì cho gái trai hội mặt, chuyện trò cho lường tánh biết nết hạnh nhau, rứa thời khỏi lầm khỏi lạc, khỏi có sự hại về sau. Mà trẻ nó không trách cha mẹ được vì sự hôn nhơn là việc lớn, làm phước hay là làm hại cho nó cả đời.
Đó là bên Tây chớ bên mình được vậy đâu, vì gái bên mình còn thiếu sự dạy dỗ theo bên Tây, hễ cho nói chuyện ắt là lửa hương phải bén, mà hễ bén rồi, thì chàng trai ắt là giục cho tắt, chớ không vầy, không nhúm cho cháy lên. Còn trai nó lo kế ngàn muôn đặng hưởng trinh, mà hưởng đặng thì nó bỏ cù bơ cù bất. Bị mẹ cha không dám mở miệng nói rõ các cách thế của con trai nó dùng đặng làm cho chữ trinh của con gái mất, cứ dạy vòng vo tam quấc, cho nên thất cái thiệt hành. Chớ con gái ai cũng trọng cái tiết danh, nếu nó biết cái đó là hại cho phẩm giá nó, thì nó giữ gìn chẳng hề để trôi theo dòng nước.
Đàn bà thiểu trí, thì con của mình thất cái gia đình giáo dục, mà nhứt là đức dục nhiều hơn. Con lớn lên thì thả vô trường tuần nào không có đặng 5,7 lần lễ nghi phong hóa? Nơi lớp học thì trẻ trình thưa dậm dạ, mà hễ về tới nhà thì nó treo trả với mẹ cha!
Ở trong trường chẳng hề đứa nào mà dám mở miệng chửi tiếng mẹ … bà. Vì nó sợ thầy răn đe phạt vạ. Mà về tới cửa thì những tiếng ấy nó phát ra. Ấy là lỗi của cha mẹ, nghe nó nói như vậy không chận mà hăm he răn dạy … cho nên trở ngại, chậm chạp cho sự giáo huấn nơi trường.
Tuy là giáo dục học đường mà cũng phải có giáo dục gia đình trợ lực. Langsa rất nên kiến thức, cái đứa dục gia đình của họ còn hơn đức dục học đường. Có ấy nên mới chóng bước văn minh nhờ thầy với cha mẹ hiệp công mà rèn đúc cái luân lý cho trẻ con mới mau công hiệu. Làm mẹ cha phải hiểu, có con chẳng phải thả luống vọ cho trường là đủ, mà mình không phụ vô dạy dỗ nghĩa phương.
Tôi bị ngứa miệng nóng lòng, và cơn nào tôi luận phong hóa nước nhà thì tôi ngây như ông “Cuồng sĩ Thất Lang” trong Đông Pháp Thời báo vậy. Thôi, nói sơ một chút đấy, bây chừ ta hãy dùng cơm …
Nguyên Nguyễn Phong thổi một hơi phong hóa, là có ý nói biếm em dâu mình và dạy cháu, tôi tớ trong nhà cùng một ít người đang dự tiệc.
Cha mẹ Nguyễn Phong thuở trước nghèo, sanh hai trai, trưởng nam là Nguyễn Phong, con thứ là Nguyễn Phước. Lớn lên, Phong không chịu cưới vợ, còn Phước thì chịu, cho nên cha mẹ đi nói con gái của một người đại phú gia trong làng. Nguyễn Phước nghèo mà người ta chịu gả là tại cha Nguyễn Phước có cứu người ấy khỏi chết đuối một lần.
Vợ Nguyễn Phước về, ỷ cha mẹ giàu sang, hiếp chồng quá đỗi, khinh khi cha mẹ và anh em chống đến điều. Cha mẹ Nguyễn Phước vì của sợ dâu, mà lại trọng yêu, dâu thấy vậy đặng nước, muốn học đòi ba nàng dâu của Lạc ông thuở xưa.
Nguyễn Phong tánh tình cứng cỏi chăng ưa, cha mẹ lại binh dâu cho nên Phong tức mình quá, mới bỏ xứ lên Nam Vang mà ở. Mấy lời phong hóa của Nguyễn Phong nói trên đều có can tới em dâu mình. Song thấy em dâu biết lỗi làm thinh, Cẩm Tú có sắc buồn, cho nên không nói nữa.