Tôi trở về đại bản doanh của đoàn chính sách – tức trung đoàn bộ – vẫn quen miệng gọi theo cách gọi hồi chiến tranh là “nông trường bộ” đang đóng ở dưới vùng núi Đợi. Vừa ló mặt về nhà công việc đã ập đến.
– A ha, may quá, ông chủ tịch nông trường về đây rồi! Có nhiều tiếng reo lên và Phong, nguyên trưởng phòng chính sách Mặt trận bây giờ là phó đoàn của tôi, người nổi tiếng thông thuộc mọi hang cùng ngõ hẻm vùng thung lũng cỏ lau này vừa thoáng trông thấy bóng tôi bước ra khói chiếc Gat 63 đã chạy tới, cái mặt rỗ hoa vừng vừa cười chào vừa nhăn nhó, chưa kịp nắm lấy mấy ngón tay tôi đã dưa mắt hất hàm về phía hai nếp nhà tường đất lợp cỏ lau của mấy gia đình khai hoang đã bỏ về dưới xuôi, hiện tại đoàn chính sách đang dùng để đón khách.
Có lẽ đến gần một trăm người, lần này sao mà đông quá khiến tôi cũng thấy chột dạ, lại cuốc xẻng dựng la liệt, đàn ông có, đàn bà có, người già nua có, lại cả mấy đứa trẻ đang chạy nhảy bên chiếc Gát của đoàn tôi vừa chạy về.
Tôi chợt hiểu rõ sự tình nhưng vẫn lấy vẻ bình thản nói với Phong:
– Đành phải nói thật với người ta thôi. Rồi động viên họ.
– Mấy ngày nay tôi cũng đã phải nói thật – Phong đáp, rồi trấn an tôi – trông thì đông thế nhưng số gia đình thì không có nhiều lắm đâu anh ạ, tôi đã nói hết khó khăn của vùng cỏ lau, chẳng những không ai về mà còn trở về gọi thêm anh em, họ hàng đến nữa. Người ta bảo không dám làm phiền mình. Các gia đình người ta nói thực chứ không phải có ý mỉa mai hoặc oán trách gì đâu. Người ta chỉ đề nghị mình cho họ mượn cái sơ đồ rồi họ tự đào bới lấy người nhà.
– Sơ đồ? Chẳng lẽ ta chưa đào bới theo sơ đồ? – Sực nhớ ra tôi hỏi Phong về chuyến đi về các tỉnh đội và quân khu, Phong bỗng nổi xung lên, nối giận đùng đùng:
– Vị tư lệnh nào cũng hứa, ông cục trưởng, anh trưởng phòng nào cũng hứa. Hứa xong rồi bỏ đấy hoặc quên ngay Còn bận xây nhà, còn bận lo cho con trai, con gái họ vào đại học, đi học nước ngoài. Mà cái anh dân sự nhà nước này cũng ăn ở tệ bạc. Vứt hàng tỷ xuống sông xuống biến không tiếc nhưng tiếc cái thằng lính đã hy sinh cho họ ở biệt thự từng thước vải để lót tiểu.
– Thôi thôi, trên có khó khăn thật, trăm thứ thiếu thốn, đừng nóng quá, cậu!
Tôi nói đấu dịu và bước vào ngôi nhà đất đã có một số người vừa tập trung lại, là thân nhân gần gũi nhất của tứ sĩ. Phong nói đúng, số gia đình không nhiều. Chừng khoảng có hơn một chục người. Một người bắt buộc tôi phải để mắt nhìn trước tiên là một người đàn bà còn rất trẻ, khá xinh đẹp, mặc chiếc áo ni lông màu vàng tươi có những chấm hoa, hai ống tay áo rất ngắn loe ra như một bông hoa loa kèn. Rất nhanh và chẳng khó khăn gì lắm, tôi đã nhận ra được đó chính là cô gái, cách đây mấy ngày, đứng xán vào bên cánh cửa xe ngay bên cạnh tôi, ớ trong cái đám đàn bà “ăn sương” vừa buôn bán, phe phẩy ở chỗ ngã ba đường. “Các chú có gì bán không nào”, -‘Anh có thứ mặt hàng gì nào”.
Đám khách người nhà tử sĩ đứng ngồi rải rác, mỗi góc một vài người. Trông bề ngoài, tôi biết có ít nhất hai ba người ở một tỉnh nào đó tận ngoài miền Bắc vào, trong đó có một bà già, chắc hẳn là một người mẹ, mặc tấm áo dài nâu tứ thân, nét mặt hiền dịu, nỗi đau khổ sâu sắc cũng kín đáo, bà thường đưa mắt kín đáo nhìn ra ngoài cánh rừng lau trải dài bạt ngàn vô tận với một vẻ như đang muốn tìm ai. Tất cả ba gian nhà đất vẫn lặng thinh, chẳng ai nói ai rằng, đến cả một người đàn ông, chắc là một ông bố miền Trung, tay cầm một tàu lá thuốc đầu quấn khăn đầu riu đang ngồi trên chiếc ghế đẩu duy nhất trong nhà ngay trước mặt tôi cũng mang một vẻ mặt đầy chịu đựng.
Giữa lúc ấy thì người con gái “phe phẩy” đứng bên một cây cột bương đàng xa bước thẳng về phía tôi. Mặt người con gái chợt đanh lại. Cặp môi có thoa một chút son mím chặt, hai con mắt long lanh đầy thách thức. Nhưng hình như hai cánh mũi của chiếc mũi dọc dừa lại rung rung biếu lộ một cảm xúc hoàn toàn trái ngược đang cố nén. Thế rồi tôi trông thấy từ hai con mắt long lanh, ráo hoành chợt lăn ra hai giọt nước mắt.
– Ông khinh tôi, tôi biết – người con gái rít lén trong tiếng nức nở – chắc là ông đang muốn hỏi tại sao mới hôm qua còn thấy đứng ngoài đó mà hôm nay lại gặp ở đây? Nó vào đây làm gì? Chẳng lẽ nó mà cũng có người yêu, có chồng chết trận? Nó cũng có được cái vinh dự, vinh quang ấy?
– Chị ạ, đấy là tôi chưa kịp hỏi thăm chị, tôi đâu dám nghĩ thế?
– Mà ông cũng đừng sợ, người đời đều nhỉ vậy cả, tôi là một “con phe” nhưng ai có ý gì khinh tôi, tôi biết ngay!
Mà này, tôi giả lại cái vinh dự, vinh quang với lại những gì gì cho các ông, tôi chỉ thiết có một chút nắm xương của người tình của tôi đang bị lẫn lộn với đất ở đây. Tội thân anh ấy, anh ấy bắt “bồ” với tôi từ khi tôi còn là đứa con nít, còn cắp sách đi học, khi ra đi anh ấy bảo khi nào đánh hết giặc trở về… hu, hu, tôi thương anh ấy, từ bé tôi đã là đứa trẻ hư, anh ấy bảo ban tôi, mắng mỏ tôi, ở trên đời chỉ có anh ấy biết thương yêu tôi…
Chẳng may vừa lúc đó cậu lái xe đi vào. Người con gái đang đà liền quay sang tấn công cậu lái xe:
– Anh còn nhớ mặt tôi chứ?
– À chào… chị…
Giữa lúc tay lái xe của tôi cũng đang tròn mắt lên thì người con gái đau khổ kia đã chìa cà hai bàn tay ra, tự nhiên cười khanh khách như người điên:
– Anh lái xe, cái thứ mặt hàng ngoại anh hứa đổi chác với em đâu? Có chỗ nào anh lái xe đến được mà đám con gái phe phẩy chúng tôi lại không đến được? Tôi đi theo anh vào tận đây đấy! Tôi đang lùng thứ ấy, đời tôi mới hai mươi hai tuổi mà đã khổ sở, mất ăn, mất ngủ vì chưa tìm được cái thứ mặt hàng ngoại ấy đang chôn ở đây, đang để thất lạc trong đất cát, trong cỏ lau ở đây, thật là phí của!
Người con gái lại quay sang tôi sau khi cậu lái xe đã lủi mất:
Đây là giấy tờ của tôi. Để cho ông tin mà! Còn đây là anh của anh ấy chụp chung với tôi ngày anh ấy vào bộ đội.
Người con gái đặt mạnh lên giữa mặt bàn mấy tờ giấy bên cạnh một bức ảnh màu nâu khổ 19 X 12, tôi cầm lấy ngắm nghía hai khuôn mặt rất đẹp, hai mái đầu nghiên vào nhau, hai cặp mắt tinh anh đầy lòng tin vào cuộc đời đang nhìn về phía trước, hai cái miệng sao mà trẻ trung, một hình ảnh hạnh phúc lứa đôi tưởng như tôi đã được nhìn thấy trưng bày ở một cửa hiệu ảnh nào. Hình như người con gái còn định nói gì nữa nhưng rồi lại thôi, chị thẫn thờ đi trở về bên cây cột bương ở góc nhà đã mốc trắng vì lâu ngày không có người ở, đứng gục đầu vào cây cột, đưa hai tay ôm mặt khóc nức nở.
Tôi nhân danh đoàn trưởng chính sách lấy lời lẽ thân mật và đầy cảm thông động viên một hồi nhưng chẳng một ai bằng lòng trở về. Những người đàn bà vừa van nài tôi quyết liệt đến nước chỉ còn thiếu chắp tay lạy hoặc chửi bới, tuyên bố nhất quyết sẽ lộn trái mặt đất lại đế giũ ra cái nắm xương của chồng con, vừa đòi được tự lo liệu lấy việc ăn uống, không dám phiền bận đơn vị bộ đội. Ông cha miền Trung giơ ra cho tôi thấy những bao gạo và mấy chai rượu, tôi cũng không biết làm thế nào, đành phải nhượng bộ đế họ ở lại.
*
* *
Cô gái mặc áo vàng có một cái tên như con trai: Phi.
Cô lấy tên người tình đã mất. Nhưng cả một băng con trai, con gái bát nháo suýt soát tuổi trên dưới hai mươi lúc nào cũng vui vẻ, nhộn nhạo đang cùng Phi đào bới trong rừng cỏ lau ở đây (mà tôi đoán trong đó ít nhất có đôi a người cũng là gái buôn bán phe phẩy ở ngã ba) lại thường gọi là “Phi Phi”. Một cái tên tự đặt, ra đời từ những tâm niệm đầy thiêng liêng của cô nhưng khi ra đến chỗ ngã ba đã trở thành một thứ trò đùa. Nhưng Phi chấp nhận Phi Phi, thậm chí cô còn thấy thích, chỉ đơn giản vì nghe nó ngồ ngộ.
Mỗi lần trông thấy Phi Phi tôi lại sực nhớ một lời ông Quảng đã nói với tôi bửa trước. Phải, giá ngày cưới nhau xong, trước khi rời gia đình bỏ Thai ra đi biền biệt như một người của hành tinh khác, tôi và Thai có một đứa con, thì con chúng tôi bây giờ đã vào lớp tuổi Phi Phi?
Bây giờ đang là đầu tháng Bảy ta. Con sông Đồng Vôi ở quãng thượng nguồn này nước chỉ còn lắp xắp mắt cá chân, một thứ nước đục như nước vo gạo có chỗ đặc lệt sệt bởi những vỉa đá phấn bị phân rữa hòa tan vào. Gió Lào như lửa táp réo ù ù chung quanh những hình người đá, đêm đêm trên chỗ nền rùng nõn một phần tư thế kỷ trước tôi và Thai ngủ đêm lại trong chuyến đi đào sắn, tiếng đàn ghi ta vẳng trong gió Lào cuốn lá lau bập bùng.
Em bỗng vùng chạy đến đứng bên anh
Rồi cười rồi khóc.
Anh, người chiến sĩ và chiếc áo mưa nắng dãi dầu
Anh, người chiến sĩ và chiếc mũ mưa nắng bạc màu.
Đám thanh niên bá chặt vai nhau ngồi chung quanh một đống cuốc xẻng xoong chậu, quần áo lao động ướt đẫm mồ hôi. Phi Phi mặc một chiếc bờ-lu-dông bộ đội bằng vải bạt còn dính bết những mảng đất, ngồi giữa một bạn gái “phe phẩy” một bên và người bạn học cũ của Phi một bên, người thanh niên này cởi trần phơi hai hàng xương sườn đeo kính trắng, Phi Phi mắt sáng rực nhìn lên vệt trăng non đầu tháng, lảo đảo cặp vai như người lên đồng.
Ngày ấy rồi sẽ đến
Anh sẽ trở về
Và khi đó, em nhận ra anh.
Không phải trong thơ, không phải trong mơ.
Thường mỗi lần gặp Phi Phi tôi chỉ muốn tìm cách lẩn tránh. Ai bầy đặt ra cuộc giáp mặt này? Chuyện xảy ra không phải tận đâu xa mà ngay ở cái khoảng bờ Thành Cổ bây giờ nom trống hoác, ngay phía sau hồi nhà ảnh quán của ông Quảng, mà cũng chưa lâu la gì, mới ba năm về trước. Góc thành hướng Đông Nam ấy, vào một buổi chiều, tôi đứng dưới vòm hầm “Sở chỉ huy Mặt trận Thành Cổ” đặt dưới tầng hầm cất rượu của dinh tỉnh trưởng cũ ngó lên chỉ thấy khói bụi mù mịt. Lợi dụng lúc một đợt pháo “Phuy-dăng” sát thương người trên mặt đất tráng lẫn pháo khoan bắn từ ngoài hạm tàu Mỹ vừa dứt, tôi cặp chặt chiếc ống nhòm vào nách lao lên, vừa chạy nằm nằm chạy từng quãng ngắn, vừa ngoái nhìn về sau tìm hút cậu liên lạc đi theo.
Chẳng thấy bóng dáng hắn đâu cà. Tôi phát cáu nhưng không thể dừng lại đợi. Đêm ấy tôi có nhiệm vụ tổ chức một đợt phản kích đánh thẳng vào giữa đội hình tấn công của địch, giải tỏa cho mặt thành hướng Đông Nam có nguy cơ bị địch chiếm mất. Tối nay tôi làm nên chuyện thì tiếng tăm lừng lẫy, không chỉ riêng ở cái tấc đất tượng trưng dưới khoảnh trời như cái vung lửa này mà còn chuyến đi xa, lên mặt trận chiến dịch, ra tận Hà Nội, không làm nên chuyện thì chắc chắn phải ỏ lại hẳn với cái tố chốt mặt thành Đông Nam với danh nghĩa “tăng cường mà hứng bom đạn đến rát mặt. Luật đời là thế. Từ dinh tỉnh trưởng đã bị đánh san bằng xuống cái tổ chốt hướng Đông Nam có lẽ đến ngoài năm trăm thước, khéo gần một cây số. Sau một đợt dừng lại tránh bom ném trên đường đi, tôi chạy trót lọt, chui vào một cái hầm hai ngăn hình chữ Y, bắt đầu nắm quân mới thấy cậu liên lạc thân hình dài như một con rắn trườn vào chỗ tôi đang ngồi gọi điện thoại tới tấp đi các nơi.
– Báo cáo phó chính ủy, tôi đã tới.
Với tâm lý của một người nắm quân sắp vào trận đang định đoạt ai sống ai chết, mà cũng đang định đoạt số phận chính mình, không đế hắn nói một lời, tôi toát cho hắn một trận kịch liệt rồi hỏi:
– Này, bố sung vào Thành đã lâu chưa.
– Mới hai ngày.
– Tên gì?
– Phi.
– Thi hay Phi.
– Phi.
Tôi thường ngầm tự hào tôi có cái mẫn cám đặc biệt đối với những người lính dũng cảm. Tuy liên lạc vừa xưng tên xong tôi đã quên khuấy mất ngay nhưng lại lấy làm ưng ý thấy hắn không xưng “em” và có phong thái đường hoàng. Những thăng lính như thế này, bề ngoài bộ áo quần đều có cái gì đó bên trong như một con người, không dễ khuất phục, nhưng đánh đấm sáng tạo, bảo một biết mười.
Trận tập kích đêm đó tôi đã toan mang cậu ta đi theo nhưng vì cái tính cẩn thận, tôi không thế mang theo bên mình vào trận một tay liên lạc chưa tin cẩn mới nhập Thành có hai ngày. Tôi để hắn ở lại, lấy một cậu tiếu đội trướng nhiều kinh nghiệm chiến đấu mà tôi quen biết đi theo làm liên lạc cho tôi.
Hai đại đội thủy quân lục chiến ngụy với số quân đông như kiến mối từ Sài Gòn ra đang chiếm giữ thôn Hành Hoa, lấy những cồn mả lô nhô ngoài tha ma làm địa lợi bố trí xe tăng cùng bãi mìn, tố chức vây ép mạnh vào mặt Thành. Một đêm đối với tôi thật là dài, lại sao quá ngắn? Tôi cho trinh sát đặc công luồn sâu vào bất ngờ đánh tanh bành bên trong kết hợp với tấn công mở cửa mở bên ngoài. Chúng tôi làm chủ bãi tha ma nhưng địch đánh pháo rồi dùng xe tăng phản kích. Hai bên giành đi giật lại suốt đêm cái bãi tha ma Hành Hoa. Đến lúc trời sáng bảnh mắt, tôi phải cho bộ đội rút, nếu không chúng cũng đẩy chúng tôi ra khỏi.
Trận tập kích giải vây thất bại nhưng cũng có phần đúng như đài ta đưa tin: Ta luồn sâu vào địch đánh một trận diệt nhiều sinh lực địch. Có điều, đúng như đã dự đoán, tôi được lệnh ở lại “tăng cường” với danh nghĩa chỉ huy trưởng hướng phòng ngự Đông Nam vừa được tiếp viện thêm nhiều lực lượng.
Hai ba ngày sau tôi vẫn chưa hết cay đắng. Một buổi sáng, trong căn hầm hai ngăn bây giờ là cơ sở chỉ huy của tôi, mấy tay trợ lý công binh, trinh sát pháo binh, hóa học mới đến phối thuộc đang thì thào bình phẩm về trận tập kích, thậm chí cho đến cả cái thằng liên lạc của tôi mới bổ sung vào Thành cũng góp lời ăn tiếng nói vào trận đánh thất bại. Tôi đang ngồi xổm tận trong xó hầm nói chuyện bằng điện thoại với chính ủy trung đoàn. Tôi nói, nghe một cách lơ đễnh những câu hỏi dồn dập ở đầu dây đăng kia, chủ yếu là tôi đang lắng nghe cái tay liên lạc. Tôi thấy ngứa tiết, bởi nghe hắn nêu những ý kiến khá trúng.
– Chính uỷ, người trưởng của tôi, theo tôi, là một tay đại dát.
– Ông Lực này – tôi bỗng nghe ở đầu dây bên kia nói. – Khoảng bảy giờ tối nay đồng chí lên đây báo cáo mọi mặt tình hình bằng miệng.
Tôi đã chuẩn bị trả lời vỗ mặt rằng nếu chính ủy trung đoàn muốn nắm rõ hết mọi mặt tình hình thì phải đi xuống một chuyến, nhưng đột nhiên đường dây đứt.
– Cậu gì nhỉ…
Giận cá băm thớt, tôi khoát tay về phía cậu liên lạc.
– Đồng chí gọi tôi, tên tôi là Phi.
– Phi này, anh chạy lên dinh tỉnh trưởng báo cáo với chính ủy: Bảy giờ tối nay mời ông xuống đây.
– Có thế thôi ạ?
– Thế thôi.
Pháo tăng nửa nối nửa chìm chôn dọc đường viền tha ma Hành Hoa gần như gác nòng lên mặt Thành bắn cày gạch cày gỗ lên. Nó ở quá gần sát nên nó nhìn rõ lắm! Cái thân hình cao dong dỏng mềm mại như cái anh dân sinh viên thành phố khoác khấu AK với bốn quả lựu đạn chày gỗ bên lưng áo khua lách cách cúi lom khom dưới vòm trần gỗ lướt qua trước mặt tôi. Trong khoảng tối ngăn hầm đang rung lên bởi những loạt bom nổ bên ngoài, tôi nhìn thấy một bên bầu má của người thanh niên cứ như đang hóp dần vào, cứ như một quả khô héo, khiến cho nửa khuôn mặt chĩa về phía tôi như đang bị một bàn tay làm dị dạng. Ngay lập tức tôi mơ hồ cảm thấy chỉ ít phút nữa cậu ta sẽ chết, còn tôi như một người bị chính mình trói mình, bời cái mệnh lệnh vô lý vừa ban ra, tôi tức tối chỉ muốn tự cởi trói đế tự vùng chạy đi cứu lấy một cái gì rất mực quý giá.
– Phi, Phi, vào đi!
Tôi nhảy chồm ra ngăn hầm ngoài gọi giật giọng. Tôi nghĩ rằng người lính có nghe. Anh dừng lại một tích tắc, chân co chân duỗi, hai cẳng chân đến là dài, một chân còn đặt ỏ bậc cửa hầm, một chân đã giậm lên trên mặt đất. Trong khoảng ánh sáng hình chữ nhật đầy chói chang, bay lơ lửng bụi gạch đục ngầu hiện ra một khuôn mặt đang quay về sau nhìn tôi. Một khuôn mặt quá trẻ, đầy lạnh lùng. Tôi không còn thấy cái khoảng lõm vào đầy dị dạng trên bầu má, trong một tích tắc tôi chỉ nhìn thấy đằng sau cái vẻ mặt lạnh lùng, một ánh mắt trách móc và đằng sau sự trách móc, một phàn ứng tự trọng đầy kiêu hãnh. Người lính lao vụt ra khỏi hầm…
Hôm trước nhìn trong bức ảnh Phi Phi đưa, tôi đã ngờ ngợ nhận ra được một phần. Đến bây giờ thì đúng là Phi, người thanh niên ấy.
– Chào bác Lực ạ, gặp bác thật là khó, cho nên chúng con muốn lên chơi phải lên vào giờ ăn. Thật là đến xấu hố!
– Mời hai anh chị. Công việc đến đâu rồi?
– Chúng con tìm thấy một anh nhưng hàm răng vẩu, không phải anh ấy. Nhưng chúng con không nản đâu!
Phi Phi thường kéo theo anh thanh niên gầy gò đeo kính trắng mỗi lần lên chỗ tôi. Anh thanh niên có vẻ học thức, thường ngồi im lặng một cách lể phép, khi cần mới nói và tỏ ra hết sức xấu hố mỗi khi thấy Phi Phi ăn nói quá bỗ bã.
– Anh ấy cũng phải đồng ý với con rằng… bác hiền lành mà tốt bụng hiếm có! Tuy hơi già một chút nhưng rất đáng yêu, mà còn “xuân” lắm!
-Ai?
– Bác ấy! Con phải lôi anh ấy cùng đi để đám bạn con chúng nó khỏi nhấm nháy bảo với nhau rằng là con phải lòng bác, con chài bác.
– Mốt hôm nay đấy. Bà già vờn thanh niên. Còn các cô gái khoác tay ông già. Con nói thật với bác nhé: Có ông trăng non trên đầu làm chứng, giá bây giờ bác thật lòng yêu con…
– Điên rồ vừa chứ Phi Phi – anh thanh niên trừng mắt kính.
Phi Phi im, mặt buồn rười rượi. Rồi lại nói:
– Đời con khổ lắm, bơ vơ lắm! Cha mẹ con bỏ nhau, con cứ nghiệm thấy trong đám mười đứa trẻ hư thì có ba bốn đứa cha mẹ bỏ nhau, hoặc cha mẹ hục hặc. Bác có biết cha mẹ con bỏ nhau vì sao không?
– Vì sao hả cô?
– Cũng vì chiến tranh. Cha con là bộ đội bị giặc Pháp bắt, mẹ con ỏ nhà bắt bồ với trai. Khi cha con đi tù về, hai anh chị như vợ chồng chẫu chuộc trên tàu lá chuối, gỡ cũng không rời nhau ra được nữa.
– Chiến tranh thì có tội tình gì vào đây? – Tôi gác đôi đũa lên miệng bát, hỏi.
– Chiến tranh làm ngươi ta hư đi hơn là làm người ta tốt hơn! Phi Phi quay sang người thanh niên đeo kính – anh Phận, anh thường hay nói với em như thế phải không?
– Phi Phi, – tôi bất giác hỏi – trong đời cô, cô có thấy ai tốt không?
Cô gái liền chỉ vào tôi:
– Bác tốt. Ai đến đây cũng bảo thế chứ không phải chỉ có con bảo.
– Cô nhầm đấy. Không khéo cả với đời cô – tôi buồn rầu trầm ngâm – tôi cũng là một con người của chiến tranh.
– Trong đời con, con còn thấy một người tốt nữa là dì con. Dì con vốn là người nhà quê nhưng rất xinh đẹp. Khác với nhiều mụ dì ghẻ mưu mô như yêu tinh, độc ác như quỷ sứ, dì con lại đối xử với con như con đẻ. Dì con cũng đã có một đời chồng bộ đội bị hy sinh.
Tôi chột dạ đến tái mặt, tìm cách chạy trốn, vội quay sang người thanh niên:
– Anh Phận là bạn của Phi?
– Thưa bác vâng, ở trong này chúng cháu trước đây có một nhóm chơi với nhau thân lắm.
– Anh Phận bây giờ làm gì?
– Chẳng làm gì đâu, thưa bác – anh thanh niên ngượng nghịu – cháu là sinh viên Khoa học của đại học Sài Gòn bị địch bắt. Ba mươi tháng tư được giải phóng ra khỏi khám Chí Hòa, bây giờ cháu đang ở nhà…”