Chiếc Gát 63 mui bằng tôn gõ quen thuộc đang đỗ cạnh cái biển chỉ đường ở ngã ba, chờ tôi lên.
– Vù thôi chứ thủ trướng?
Cậu lái xe của đoàn giơ lên khoe với tôi một xâu cá nướng vừa đối chác được trong bản đồng bào dân tộc. Tôi vừa cuốc bộ một chặng năm cây số, sung sướng quăng mình lên cái đệm lò xo mới thay của buồng lái.
– Ngoài thị xã Quảng Trị giờ đông vui rồi chứ thủ trưởng?
– Vui, vui lắm. – Tôi đáp qua quýt, như người đánh trống lảng, quay về sau ngó qua tấm lưới mắt cáo. “Hàng” không nhiều lắm. Chất lưng lửng chưa đầy nửa thùng xe. Những bao ni lông cái màu tím cái màu xanh đọt chuối mỗi chiếc đều buộc chữ thập bằng dây dù. Trên mặt mỗi bao có một tấm giấy ghi mấy dòng chữ thống nhất quy định và ngắn ngủi đến khắc nghiệt. Đấy là nội dung sẽ khắc lên những tấm bia.
Dấn sâu vào công việc này gần nửa năm nay tôi mới có dịp hiểu rằng chung quanh một nắm xương người chết trong chiến tranh có bao nhiêu chuyện. Vì thế mà kinh nghiệm dạy cho chúng tôi cần phải bao phủ lên nó thật nhiều làn hương khói của thiêng liêng. Tôi nhẩm đếm số bao ni lông, không khỏi lắc đầu ghê sợ với những cánh rừng cỏ lau. Đang nằm ngủ im sau lưng tôi là những đồng chí mình mà chúng tôi phải mở không biết bao nhiêu chiến dịch vật lộn với cỏ lau trong vùng núi Đợi mới giành lại được. Tất nhiên chúng tôi còn phải đào bới thêm một thời gian nữa ở đấy nhưng cả tháng qua, một tiểu đoàn của tôi đã gần như sa lầy trong những rừng lau và các dãy núi đá. Cỏ lau đã nhanh chóng xóa đi mọi dấu vết đã được đánh dấu trên các tấm sơ đồ mộ chí, nó lại còn đánh lừa chúng tôi, mọi công việc đào bới rất nhọc công theo sơ đồ có khi chẳng tìm thấy được gì.
Tôi đưa tay khép cánh cửa xe, đã thấy hai ba bóng con gái trẻ ăn mặc diêm dúa lấp ló ở bên ngoài, đang cố nhìn vào trong thùng xe bịt vải bạt kín mít.
– Các chú có gì bán không nào?
– Có đấy – cậu lái xe nhoài qua người tôi trả lời cho một em bảnh nhất, mặc chiếc áo vàng có hai ống tay áo rất ngắn loe ra như một bông hoa loa kèn – em định mua hay định đổi chác nào?
– Vậy anh có thứ mặt hàng gì?
– Toàn hàng ngoại cả!
– Thôi chúng ta đi! Tôi đóng sập cánh cửa ca bin lại.
Chiếc Gát vừa nổ máy, bánh xe lăn vài vòng đã chết máy. Và khi đó không phải trong thơ, không phải trong mơ. Em nhận ra anh. Tiếng hát rên ri, tha thiết của một chiếc cát-xét đuổi theo chúng tôi từ mấy ngôi hàng quán lụp xụp tụ tập toàn dân buôn lậu chỗ ngã ba. Đám con gái “ăn sương” phe phẩy tưởng chúng tôi đã thỏa thuận, vội vàng phấp phới chạy túa lại.
Cậu lái xe không nhìn ra, dẹm dẽ tiếp tục nổ máy, chân dận ga, miệng nói lầm rầm:
– Lạy vong hồn mấy đứa chúng mày, tao đưa chúng mày đến an dưỡng chỗ danh lam thắng cảnh nhất nước, từ nay chẳng phải làm gì, ngồi mát ăn bát vàng, sướng bỏ xừ đi… Đi chứ! Đi nào?
Chiếc Gát 63 thường khùng khinh lần này nổ máy lại khá nhanh. Thật hú vía. Chúng tôi phóng đi trên con đường quân sự chiến lược vắng heo hút, nhũng cao điểm ngày xưa lính Mỹ đóng vẫn phủ dầy mây trắng, vài vệt đất đỏ ối, vài chiếc lô cốt xi măng giữa lưng chừng trời, giải đường tăng như một vệt tông đơ dụi một nhát thẳng lên đỉnh, núi đứng núi ngồi tràn ra tận hai bên mép cỏ cái giải nhựa, tất cả phủ trùm kín trong một màu cỏ lau mới mọc xanh mơn mởn, nơi nào ngày xưa người lính vô danh đã từng nín thở bấu chặt mười ngón tay vào vách đá leo lên, ở hẻm núi nào, ở chân điếm cao nào, như một con cầy, con cáo, người lính náu kín mình rình giặc, chịu đói chịu rét, vào quãng những năm nào đến với họ được một phong thư nhàu nát của một người vợ, của một đứa con nhỏ gửi đi từ Hà Nam Ninh, từ Thái Bình, từ Nghệ Tĩnh, từ Cao Bằng, Lạng Sơn… Ai suốt đời đã nằm lại? Ai chiến thắng còn sống trở về quê hương ngoài Bắc ngỡ ngàng như một người khách lạ. sau mười năm cầm súng ở chiến trường?
Màu trời chiều đã sẫm xuống. Chim “khó khăn khắc phục” kêu thảng thốt. Những triền cỏ lau mới nhú mang một vé hiu hắt, vài đọt hoa hiếm hoi điểm xuyết lên giữa hoàng hôn vùng rừng một sắc tím bâng quơ.
Chiếc xe sau một lần vùng vằng, khủng khỉnh ban đầu như một người đã thông tỏ lối đi về nhà, chạy bon bon, tiến thẳng vào một vùng rừng ngay bên đường có nhiều cây cao bóng cả (do chính tôi đã phải trực tiếp lận cơm nắm vào lưng đi tìm). Nhìn qua kính xe, tôi ngầm tự hào ngắm những lối đi, những bức tượng, bia ghi công và đài tưởng niệm, tất cả đều dang dở dang, bề bộn, và thoáng một chút so sánh các anh em được về nằm ở đây với ngôi mộ của mình ở giữa bãi tha ma ngoài thị trấn.
*
* *
Tôi đã định theo chiếc Gát về dưới vùng núi Đợi ngay hôm sau nhưng đã phải ở nán lại đế giải quyết một số công việc. Việc xây dựng khu nghĩa trang gặp bao nhiêu khó khăn vượt ra ngoài sức chúng tôi, một đoàn chính sách. Với biết bao nỗi lo toan tính đầy hối hả trong thời bình, mỗi con người chúng ta có lẽ đôi khi cũng là một cánh rừng có lau giàu sức sống, rất chóng lãng quên những người lính đã ngã xuống.
Đến một hôm, tôi không ngờ, người chủ hiệu ảnh dưới thị xã phóng xe máy lên tận đây, lên tận cái vùng rừng chiến tranh xa xôi này, đế tìm tôi.
Lúc bấy giờ tôi vừa đi xin xỏ ở bên “Công ty xây dựng viện trợ Lào” trở về, đang đứng với mấy thằng lính thợ nề bên cạnh dài tường niệm dang xây lên nửa chừng thì cạn hết vật liệu, thì trông thấy một người đàn ông mặc chiếc bờ-lu-dông màu nghệ thối, đeo máy ánh trước ngực, dắt xe máy đi vào. Trông thấy tôi cứ đứng ngây ra, ra chiều hết sức ngạc nhiên, ông cũng trở nên lúng túng. Chúng tôi bắt tay nhau. Chúng tôi đều là những người khách không mời mà đến của nhau. Thú thật là tôi cũng không khỏi thắc thỏm. Tôi dắt ông vào một cái nhà bạt mấy hôm ở lại đây tôi vẫn thường nghỉ.
– Ở đây cảnh đẹp quá! Khách của tôi đưa mắt nhìn ra chung quanh, trầm trồ.
– Về mặt này, nghề của ông sành hơn nghề chúng tôi. Ông cũng thấy đẹp thật ư? – Tôi nói. – Có lẽ là lần đầu tiên ông lên thấu đây?
– Thưa vâng. Ngày xưa ở bên kia thường nhắc luôn đến tên cái vùng này, đấy là báo chí và những gia đình có người đi lính. Lần đầu tôi lên thấu đây thực. – Khách nhũn nhặn. – Ông Lực ạ, tên tôi là Quảng. Tiện thế tôi có mang theo ảnh lên cho ông. Đẹp lắm. Rất “nét”.
– Ông làm nhanh thế cơ?
– Đối với ông, tôi không thế coi như mọi khách hàng bình thường.
Tôi càng ngạc nhiên sau câu nói ấy. Ông khách, người chồng hiện tại của Thai, chắc hẳn đã nhận ra tôi? Tôi ngồi ngắm những bức ảnh của mình.
– Ông thấy thế nào ạ?
– Ảnh đẹp lắm. Cám ơn ông. Ông Quảng ạ, lần này thì rất “nét”.
– Đấy, ông Lực thấy chưa, hôm ấy phải ngồi chụp lại tôi biết ông ngại, cái lần thứ nhất nó lờ mờ quá!
– Tôi xin gửi ông tiền.
– Chụp được hình ông là quý. Ông đã trả tiền tôi rồi – khách thân ái đặt bàn tay lên bàn tay tôi – chắc ông đang bận lắm?
– Tôi cũng bận ít nhiều công việc ở đây, chứ không thì đã trở về dưới chỗ ở chính.
– Tôi đã tìm vào trong vùng núi Đợi, được chỉ ra đây. Tôi lên đây có một chút công việc muốn thưa với ông.
– Chắc là việc hệ trọng? – Tôi hỏi thẳng, biết là đã vào cuộc.
– Vâng. Khách đáp khẽ.
– Việc lành hay dữ vậy? Tôi cười pha trò.
– Tôi cũng không biết… Tôi nghĩ là câu chuyện giữa hai người đàn ông.
(Thú thực tôi kính trọng một cách vào đầu như thế, tuy vẫn chưa đoán được người chồng của Thai sẽ nói gì với tôi). Ngừng một lát, khách nói tiếp:
– Hay là chúng ta lang thang ngoài rừng một lát. Hình như tôi nghe ngoài rừng có tiếng chim cu gáy, tiện thể chúng ta đi bắn…
– Hay đấy – tôi nói – trời hôm nay cũng đẹp. Tôi có thế mượn thêm cho ông một khấu súng.
– Tôi có mang theo một khấu Brunô … Hẳn ông có súng bắn tốt hơn.
– Có. Tôi có một khấu cũng khá.
Tôi chạy tìm cậu tiếu đoàn trưởng ở đây đế mượn khấu Helen.
Cậu ta trao súng đạn cho tôi, hỏi:
– Anh sắp đi bắn với ai đấy?
– Một người quen của mình…
– Mà sao trông lạ… Khách của anh trưa nay có ăn cơm ỏ đây không?
– Có lẽ có.
Ông Quảng ra chỗ chiếc honda cởi dây tháo khấu súng bọc trong tấm áo bạt.
Vừa ra khỏi nhà, lội qua một con suối tôi quay lại thấy ông khách của tôi đang cúi xuống hí hoáy cởi giày.
– Ông Quảng, tôi gọi, ông đi quá lên một đoạn, trên kia có đường sang.
Ông Quảng ngước lên nhìn, đã trông thấy một dãy đá xếp dọc lòng suối nhưng có lẽ sợ làm phiền tôi phải đợi hoặc vì sĩ diện cửa một người thành phố, liền đi thẳng xuống mang cả giầy phăng phăng lội qua suối, đến nỗi cũng không thèm vén hai ống quần.
Sườn núi sau khu nghĩa trang hơi dốc. Những cây săng lẻ mọc toẽ ra ở gốc rồi thân cây màu ngà đầy quý phái vươn thẳng lên trời. Một khu rừng già tuyệt đẹp. Tôi cố leo chậm nhưng ông khách khoác khấu súng trên vai, nửa ống quần ướt sũng, lại cứ muốn leo vượt lên trước, vẫn cứ sợ tôi phải đợi.
– Qua khói đây một đoạn là rừng bằng thôi, lại có nhiều chim.
– Vâng. Cám ơn. Ông dừng sợ tôi mệt.
– Đâu có thế. Ông trẻ và mạnh hơn tôi nhiều – tôi nói vào chuyện vẫn bằng một câu nói vui – ông Quảng này, ông biết tôi chết đi sống lại từ bao giờ?
– Ông biết đùa lắm… nhưng ông có nghĩ tôi là một người tinh ý không?
– Có thể. Ông nhận ra tôi từ bao giờ?
– Tôi ngờ ngợ nhận ra ông ngay từ bữa ông đến lần đầu. Đến lần thứ hai thì lại càng thấy đúng. Ông Lực ạ, hồi kháng chiến trước tôi cũng đã từng ở bộ đội, bộ đội huyện, rồi tôi bị địch bắt…
– Ông nói tiếp đi.
– Tôi muốn nói… muốn tâm sự với ông rằng, tôi cũng đã từng trải qua cái hoàn cảnh của một anh chồng bị cắm sừng. Lúc ở tù về, tôi đã gặp một người đàn ông khác ăn ở ngay trong nhà.
Tôi cười:
– Vì vậy mà ông thường có cái tinh ý… đối với nhũng người đàn ông khác chăng?
– Ông đã hiểu hơi sai… Thai không bao giờ lại như cô vợ trước của tôi. Trước sau Thai là một người vợ đứng đắn trung thành. Thậm chí quá trung thành đến mức kỳ cục, về chỗ này có lẽ tôi hiểu Thai hơn ông.
– Ông hãy nói tiếp đi.
– Vì thế mà… tôi thường xuyên như thấy ông ở trong nhà. Có lẽ cũng vì thế mà tôi luôn luôn tinh ý. Thú thật, nó là cả một nôi khổ tâm riêng của tôi, mà nhục nhã! Bời vì tôi cứ phải suốt đời ghen với ông, xin ông xá lỗi, ghen với một người đã chết. Một phần có lẽ vì ngày trước ông và Thai sống với nhau được ít quá. Hình như hai người mới bén hơi nhau thôi. Rồi xa nhau suốt tám năm. Ông ra đi biền biệt. Thương nhớ, đợi chờ đằng đẵng, thế rồi ông trở về… chỉ còn là một cái xác trôi ngoài sông. Khi phái lén lút chôn cất ông, Thai đau đớn lắm. vì thế mà chẳng bao giờ nguôi đi cho.
Chúng tối khoác hai khấu súng sóng vai nhau đi trong một khoảng rừng bằng. Chim cu gù khắp mọi góc rừng xen tiếng chim mỏ hoét kêu những tiếng chát chúa tận trong các khe nứt sâu hoắm dọc thân cổ thụ săng lè cứ đen sì như bị sét đánh. Tôi tìm dược một khúc rễ cây bèn bẹt, nắm lấy cánh tay ông Quảng. Chúng tôi ngồi xuống, chụm hai đầu nòng súng vào nhau.
– Giá ngày đó, ông và Thai cưới nhau xong, ông để lại một đứa con, trước khi ông ra miền Bắc, thì Thai cũng được thỏa mãn một phần. Một đứa con… dù sao về mặt tâm lý, người đàn bà cũng đỡ ẩn ức… Ông Lực ạ, với đời vợ trước ấy mà, tôi cũng có một đứa con. Một đứa con gái. Nó là một đứa hư. Thỉnh thoảng nó ở với tôi. Thai rất yêu nó, thậm chí đôi khi còn yêu nó hơn cả bốn đứa con riêng của mình. Ấy là những lúc nhà tôi tự nhiên thấy ghét tôi. Bao giờ nhà tôi ghét tôi thì lại càng yêu nó nhiều.
– Tôi nghĩ ông là một người chồng trong gia đình rất tốt. Chẳng lẽ Thai ghét được ông?
– Ghét chứ. Tôi càng âu yếm, chiều chuộng lại càng bị ghét. Thậm chí đôi khi còn có vẻ căm thù tôi. Làm y như tôi là đứa đã giết ông. Tôi nghĩ rằng Thai, nhà tôi ấy, thuộc loại đàn bà chỉ có thế yêu được một người. Thực tình là vợ tôi suốt đời chỉ yêu được có một mình ông thôi. Đàn bà, con gái thời bây giờ không còn thấy ai như thế nữa. Đàn bà bây giờ, ở phía bên kia cũng như bên phía cách mạng ta chắc cũng vậy, bao nhiêu người có chồng chết trận, đâu có thế? Người ta khóc lóc, vật vã chán, rồi một hai năm sau người ta thoải mái, vui vẻ sống với đời chồng khác. Người chết đã chết rồi. Mà như thế phải hơn. Nhà tôi là một thứ đàn bà cổ. Những người đàn bà chờ chồng có thế hóa đá.
Bên hai cây súng trước mặt chúng tôi xếp hai bao thuốc với hai cái bật lứa. Một cách tế nhị, ông Quảng rút một điếu trong bao thuốc của tôi tư lự gài lên khóe miệng, mắt đăm đắm nhìn xuống đất. Tôi bật lửa.
– Xin ông… Thai thuộc loại đàn bà cổ. Nhưng tôi lại quý cái tính cách ấy. Khổ sở, lại nhục nhã, mà vẫn cứ phải quý trọng vợ. Lắm lúc tôi cứ phải nghĩ: Không có cái gì vừa vô lý, vớ vấn mà lại vừa đáng trọng hon cái cảnh vợ chồng yêu ghét, ghen tuông nhau trong gia đình tôi. Thế mà rồi cũng sống với nhau được Không phải sống thời yên ả mà sống thời loạn. Cùng dắt díu nhau đi khắp. Cũng sinh con đẻ cái. Cả một bầy con chứ đâu có ít. Có một lần vào ngày giỗ ông giữa lúc cả nhà chạy di tản tôi bí quá! Cả nhà chỉ quây lại trong hai chiếc chiếu nhựa trải giáp nhau, đồ đạc của nả đế quây kín chung quanh, trong một gian lớp học của một ngôi trường trung học trong thành phố Đà Nẵng. Thai vừa ở cữ được nửa tháng. Hồi đó là sinh đứa con út sau cái con bé Thơm. Cô ta ngồi chống cằm trên manh chiếu, tay ôm đứa con mới đẻ ở nhà thương Huế, một cái bát hương bằng đồng lá cắm mấy que nhang đang cháy, khói bay vật vờ, để bên cạnh. Ông già ông đang sắp xếp các thứ đồ đạc lại cho gọn, chốc chốc quay nhìn người con dâu cũ một cách sợ hãi, mãi mới dám nói: “Con làm khổ chồng con làm gì? Xe chở lính Mỹ đi đầy ngoài đường mà nó không dám ngồi trong nhà. Ngày hôm nay, nó muốn tránh mặt con. Năm nay, giỗ thằng Lực, không cúng bái gì đâu. Cha nói trước thế. Ông biết không, tôi chạy ra chợ lại lộn về các phố, len lách giữa xe pháo, lính tráng, lại len lỏi giữa đám dân chạy nghẽn hết đường hết phố, mua được cặp gà trống với lại một túi nếp, quay về sau thấy một người đàn bà mặt trắng xanh, chân đi đất, mảnh khăn len bịt kín nửa mặt, nước mắt chan chứa, đang giơ tay nắm lấy cánh tay tôi lôi đi. Có lẽ đấy cái năm duy nhất chúng tôi không cúng giỗ ông.
Tôi rút một điếu thuốc trong cái bao Cáp-tan của ông Quảng. Ông Quảng bật lửa.
– …Việc đã như vậy rồi, tôi nói, đây là câu chuyện giữa hai người đàn ông, ban nãy ông đã nói thế. Bây giờ tôi muốn được nghe ý kiến thực của ông, cái mục đích ông lên đây.
– Vâng, tôi xin thưa thực với ông. Ông còn sống như thế này, tôi rất mừng. Nhưng một mặt khác, tôi lo cái gia đình tôi.
– Ông đừng vội nói gì với Thai.
– Nhưng trước sau gì thì vợ tôi cũng biết. Không khéo cái gia đình tôi tan nát mất thôi!
Tôi đã ngồi nghe ông Quảng nói hết. Ông đã nói có lẽ hơi nhiều, nhung thực thà, để nói ra cái điều cuối cùng. Nhưng có vẻ hình như ông quá lo lắng về tôi, lại quá nghĩ đến ông. Tự nhiên tôi thấy buồn quá! Cái sống và cái chết, nếu chỉ đơn giản như trong chiến tranh, như hai ngôi nhà có thể đi lại sang nhau dễ dàng thì tôi đã có thể lánh hằn sang ngôi nhà bên kia, ở hắn đấy, đế cho ông yên tâm, đối với vợ ông tôi vẫn là một người chồng cũ đã chết, một mối tình đã chết, mặc dầu ông có bị vợ hành hạ, căm ghét và ông vẫn ghen tuông với một cái bóng.
Mà cũng cần phải thông cảm với ông ta, tôi nghĩ, hai lần lấy vợ thì hai người đàn bà lại hoàn toàn trái ngược nhau, đều làm khổ nhau. Đời người là thế.
Tôi đề nghị ông Quảng hãy yên tâm, về phần tôi, tôi sẽ không bao giờ làm gia đình ông tan nát. Tôi an ủi ông, và muốn chấm dứt câu chuyện “đàm phán”. Chợt trông thấy một cặp vợ chồng mỏ hoét đang tình tự trên một cành cây săng lẻ ở đằng xa xa, tôi nháy mắt sang ông Quảng. Chính ông Quảng giơ tay ra quờ súng trước. Hai chúng tôi tự nhiên gác lại câu chuyện. Chúng tôi xách súng lom khom đi rón rén từ gốc cây này sang gốc cây khác. Ông Quảng hỏi nhỏ: “Bắn con trống hay con mái?”. “Con trống!” Tôi đáp. Hai phát súng nổ vang, gần như cùng một lúc. Con chim mái lông sẫm lao vút đi. Một vài chiếc lông nửa vàng nửa trắng bay rơi lả tả. Con trống bị thương nặng nhưng vẫn còn gắng sức bay lết được, một bên cánh sệ xuống.
Ông Quảng xách khẩu Brunô… reo ầm ĩ làm náo động cả cánh rừng săng lẻ. Chẳng quản gai góc, chiếc áo bờ-lu-dông vàng rúc hết bụi này lại chạy ngay sang một bụi cây khác. Trông ông lúc này càng đáng yêu. Trông bộ dạng, tôi biết ông không phải là một người đi săn lành nghề. Lát sau ông quay trở về chỗ tôi, tay xách khẩu súng một cách trễ nái và hoan hỉ, con chim nằm trên bàn tay ông đang hấp hối, một chân phải gãy và viên đạn phá nát một mảng bên sườn phải, những chiếc lông dính máu khẽ rung rung theo từng nhịp thở thoi thóp cuối cùng. Cặp mắt nhỏ vàng lò đờ vẫn còn mở he hé trong lúc toàn thân con chim trống cựa quậy một cái khẽ, nó đã chết.
– Chắc nó trúng viên đạn khấu Hêlen… của ông – ông Quảng đưa một ngón tay đụng vào bên sườn đẫm máu con vật, nói.
– Không, chắc là ông đã bắn trúng nó – tôi nói – ông cầm về đi.