Từ Sài Gòn xuống miệt Lục Tỉnh xưa chủ yếu bằng đường thủy. Khởi nguồn từ rạch Bến Nghé (còn gọi là sông Bình Dương) từ ngã ba sông Sài Gòn (nơi cầu Khánh Hội) đi vào Chợ Lớn. Từ cầu Bà Thuông (chợ Quán, quận 5) tới Rạch Cát, có đường kinh thẳng như ruột ngựa mới đào năm 1819 nên gọi là kinh Mã Trường hay sông An Thông. Rồi đi vào rạch Ba Cụm cũng gọi là sông Chợ Đệm, qua sông Thủ Thừa để vào sông Va2mCo3 Đông. Từ Vàm Cỏ Đông sang Vàm Cỏ Tây, theo đường kinh Mới hay kinh Tà Cú thì tới Tân An. Từ Tân An đi Mỹ Tho có kinh Vũng Gù còn gọi là sông Bảo Định được khai thông từ thế kỷ XVIII. Giữa sông Tiền và sông Hậu có nhiều kinh rạch thông thương, đáng kể hơn cả là Vàm Nao, kinh Mang Thít, …
Việc giao thương giữa Gia Định – Sài Gòn xưa với miền Tây Lục Tỉnh đều tấp nập qua những đường kinh rạch vừa kể. Dưới thời Pháp cũng vậy.