Ông Nguyễn Đăng Giai, là người công thần với nhà nước, đánh nam dẹp Bắc; trấn cõi bắc mấy năm, thiên hạ bình yên, bá tánh an cư lạc nghiệp. Đang giữa đám công danh, lâm bịnh mà chết. Để lại một người con, học hành chữ nghĩa văn chương cũng chẳng thua gì ai. Nối nghiệp cha, cũng làm quan ở phẩm hàm, hưởng lộc nước.
Bữa kia nhằm lúc chuyện ông Hoàng Bảo mới rồi, vua đãi yến các quan; ngài ăn cắn nằm lưỡi; luôn dịp ngài ban mời các quan làm thơ chơi. Lấy việc ăn cắn lưỡi làm để. Ai nấy điều làm. Coi thơ các quan rồi; tới con ông Giai, quì xuống dưng bài thơ mình. Bài thơ tứ cú đặt như vầy;
Ngã sinh chi sơ, những vị sinh,
Nhữ sinh chi hậu ,ngã vi huynh.
Kim triêu hạnh hưởng cao lương vị,
Hà nhãn độc thương cốt nhục tình?
Bài thơ làm thì hay, mà có xâm trách vua sao chẳng nghĩ tình anh em cốt nhục, mà nỡ ra tay hại ông Hoàng Bảo là anh. Cho nên vua dạy đem ông ấy ra cửa Ngọ môn, mà phạt ít chục hộng côn. Rồi đem vàng bạc thưởng tài người hay.