Hai ông bà son, con cái không có. Khấn vái hết sức. Sau trời độ vận sinh được một đứa con trai. Mà nó ăn hung quá, bung kia chảo nọ ăn cũng hết, càng lớn lại ăn nhiều lắm. Hai ông bà làm không đủ cho nó ăn. Túng thế mới tính mưu với nhau, mà đưa nó đi cho rồi, kẻo để chịu không nổi.
Vậy hai ông bà kêu nó vô, mà nói với nó: :Con bây giờ cũng đã khôn lớn, mà cha với mẹ thì tuổi – tác đã cao, gần đất xa trời, yếu đuối làm gì không đặng mà nuôi con. Thuở trước nhà ta còn đang hào cường, cha có cho hoàng đế bên Tàu mượn và vàng và bạc hơn bảy mươi muôn lượng; thì bây giờ mình túng, không phép ngồi bó tay mà chịu nghèo.”
Con liền chịu; sắm sửa ra đi. Đi ra ngoài bãi biển gặp ông khổng lồ, đang tát biển, thì lại hỏi thăm: “Anh làm chi mất công mất linh làm vậy?”
“Anh khéo hỏi không? Trong đời có một mình tôi mà thôi, không ai dám bì; chẳng tin lại xách thử cái gàu mà coi: tôi đố anh dở cho nổi.”
Anh kia lại xách thử gàu múc nước tát: “Nhẹ hểu đi giống gì?”
Khổng – lồ không dè có người mạnh mẽ, tài tình hơn mình làm vậy; kết nghĩa làm anh em. Rồi anh ta bày chuyện chuyện mình đi. Rủ ông khổng – lồ đi theo có bạn. Hai anh em dắt nhau đi lên trên núi, gặp một người vặm – vở, to xương, lớn vóc, mới hỏi: “Anh làm gì ở rừng ở bụi chèo queo một mình: Đi với qua đây mà chơi, coi ra còn có vị hơn.”
Anh ở núi nói: “Tôi có một tài ngồi lại trên đảnh núi, thổi làm giông làm gió cho ngã cây ngã cối chơi vậy. “
“Nào, làm đi coi thử, nào!”
Anh ta mới búng má thổi một hơi. Cây cối gì đều rạp xuống hết. Vậy hai ông kia biểu: “Thôi thì đi với tôi qua Tàu đòi bạc mà chơi.”
Đàng kia coi khá mòi, ừ, cuốn áo ra đi. Đi cách vài ba ngày đường, lại gặp một lão dị – kì tướng gánh voi trên núi. Mới lại mới hỏi: “Chớ anh làm giống gì lục thục ở trên rừng vậy?”
Anh kia đứng ngừng lại nói: “Tôi đi lên rừng cao, đi bắt voi trói giò, gánh về rục lấy một hai cây ngà bán kiếm tiền ăn.”
“Thôi mà, về lấy áo đi với mấy đứa tôi qua bên Bắc – thảo đòi bạc đem về chia nhau ăn.”
“Ừ, có vậy cũng may.”
Bốn bà con dắt nhau đi. Tới nơi, gởi dộng vô trong nội một cái thơ đòi bạc nợ. Vua cho quan coi thử ai, mà đi đòi nợ đó. Ra thấy bốn người dị – hình dị – dạng ở bên Annam qua. Thì vua dạy dọn yến – tiệc đãi tử – tế. Mà các ảnh ăn hung quá, cung đốn theo thường không đủ.
Vua tức mình lo mưu hại quách nó đi, để nó khuấy rối. Dọ coi anh nào cũng tài tình hết, sợ có khi các ảnh làm nhăng mà khốn. Vậy mới hạ chỉ dạy dọn yến, lại đặt binh – gia để phục vụ mà huỷ cho được.
Bốn hợm ta thấy léo rồi, ăn thì ăn, mà ngó chừng kẻo nó ào vô thình lình mà khó giải.
Nó nghe hiệu lịnh, nó ào nó vô, thì anh làm gió thổi lên một hơi, nó rạp xuống hết. Vậy về báo với vua rằng: “Tính thế không xong: Sức mới có một anh ra cự, mà quan quân binh lính rã ra hết, huống chi bốn bợm ra một lượt, thì ắt là nó ăn ta đi, nó giết hết.”
Vậy vua bàn với triều đình phải mở kho mà trả bạc cho nó. Dầu mình không có mắc nợ gì mặc lòng, nó đòi bao nhiêu, thì giao cho nó bấy nhiêu, đặng cho nó đi đi cho rảnh, để nó khuấy rối giờ.
Vậy mới kêu vô mà giao bảy mươi muôn lượng bán kim bán ngân (nửa vàng nửa bạc) thì các ảnh chia nhau một người một gánh, gánh đi hểu – hểu. Ai nấy thấy đều thất – kinh hồn vía.