Ngọc nát châu rơi – Phần 6

Chiều ngày thứ hai đúng 5 giờ, Đỗ Hiếu Liêm muốn rõ tin tức của Hiệp Liệc đăng trong các báo thì bảo sốp-phơ đam xe hơi ra đưa chàng đi xuống Saigon xe chạy qua khỏi nhà thờ Đức Bà (tục kêu là nhà thờ nhà nước Đỗ Hiếu Liêm thấy ở dưới đàng Catinat một lũ trẻ mỗi đứs ôm một xấp nhựt trình chạy lên đầu đàng hầu bán nhựt báo đặng thế hơn. Đứa thì chạy dững tóc, đứa nút áo không gài phơi ngực vàng cháy và rao nghe điếc tai: “Lô bi nhon, cu li ê, Anh bạt xanh … Xứ!”

Đỗ Hiếu Liêm bảo sốp-phơ ngừng xe lại thì có ba bốn đứa nhỏ chạy lại giành lấn nhau mà đưa một xấp nhựt báo xin mua. Đỗ Hiếu Liêm mua mỗi hiệu báo một số rồi biểu sốp-phơ cho xe chạy chậm chậm trở về.

Trên xe Đỗ Hiếu Liêm giở một số báo ra coi, thì thấy nơi trương thứ nhứt, giữa tờ có một bài tực đề chữ lớn như vầy:

HIỆP LIỆC BỊ BẮT

Nói đến đây tên Hiệp Liệc ắt sao chư quí khán quan cũng đều biết Hiệp Liệc là người thể nào? – Hiệp Liệc là một người có tài và lại có trí, nói cho chánh, Hiệp Liệc chẳng phải là một tay hung phạm trộm cướp vì. Hôm đêm thứ bảy tây rồi đây cô Lệ Thủy mời Hiệp Liệc đến giúp việc gì chẳng rõ, quan chánh sở mật thám mới, thế quyền ông cũ đang đau ở nhà thương, thừa dịp đam bảy người lính và hai quan giám đốc đến nhà cô Lệ Thủy vây bắt khi Hiệp Liệc vừa ra khỏi cửa. Hai quan giám đốc mật thám cập nách hai bên mà dẫn Hiệp Liệc đi về bót, chẳng dè Hiệp Liệc dùng sức quá mạnh khi bước xuống thềm nhà vật làm cho hai quan giám đốc té nhào mà chạy. Quan chánh lập tức rút súng lục liên bắn ba phát trúng nơi ống quyển chơn mặt Hiệp Liệc té quị thì va chạy một chơn ra đàng thót lên ngực đào tẩu. Rủi đâu một viên đạn của quan chánh trúng nhầm đuôi ngựa cất nhảy làm cho Hiệp Liệc té nhào bất tỉnh nên phải bị bắt.

Vì muốn đề phòng nghiêm nhặt, sáng ngày chúa nhựt quan chánh dạy đam Hiệp Liệc giam vào khám đường Saigon và có rước quan lương y đến mổ lấy đạn và cho thuốc. Cũng trong buổi sớm mai đó có quan biện lý vào khám tra vấn Hiệp Liệc song Hiệp Liệc không chịu thốt lời gì. Hiệp Liệc bị giam trong một gian phòng kêu là khám tối (cellule) không thế nào vượt ngục được.

Bấy lâu chẳng ai biết được mặt của Hiệp Liệc, bây giờ mới rõ, gương mặt đề đạm mũi cao trán rộng, mặt tròn nước da trắng tuổi độ chừng hai mươi bảy hai mươi tám.

Hiệp Liệc là một người tài, tưởng có thế nào trốn ra khỏi khám đặng không???

Để chừng tra hỏi xong rồi bổn báo sẽ đăng tiếp theo tin tức của Hiệp liệc.

Lo-bi-nhon.

Đỗ Hiếu Liêm coi hết bài nầy rồi và muốn xếp lại bỗng thếy dưới bài ấy có một bài khác tựa đề mấy chữ lớn như vầy:

LẠ QUÁ! LẠ QUÁ!

Bổn báo gần xuất số báo nầy ra, bọng nghe điển thoại của Hiệp Liệc. Xin đăng vào báo như vầy: “Tôi đây là Hiệp Liệc, người bị bắt giam đó chẳng phải là Hiệp Liệc ấy là một đứa thù của tôi, hôm đó nó bị tôi chích một mũi thuốc hóa nên câm và điên làm chuyện tầm bậy.

Quan chánh mật thám hãy giam cầm nó lại kỹ lưỡng vì nếu thả nó ra thì nó trở nên lợi hại lắm. Tuy nó điên song vâng lời tôi sai bảo như một đứa con nít vậy. Quan chánh sở mật thám lầm nó là tôi, các báo khá cho chư độc giả biết. Tội nghiệp quan chánh sở mật thám có lòng mừng hụt vậy. Tôi với quan chánh mới nầy không duyên gặp gỡ, ông chưa biết tài của tôi hay sao mà toan bắt, nghĩ cũng ngộ chớ. Tôi đây là Hiệp Liệc còn sức khỏe như thường và thong thả ra vào tại nhà của tôi.”

Bổn báo lấy làm lạ thật song bổn báo dám chứng lời của người nói điển thoại là Hiệp Liệc thiệt.”

Đỗ Hiếu Liêm coi đến đây thì trí rối tợ tơ vò, chàng ngồi nghĩ ngợi hoài mà không ra mối, một chập sau chàng nói thầm rằng: “Có một mình ta dám quyết rằng người bị giam cầm đó là Hiệp Liệc vì nó võ nghệ giỏi quá, nếu là một đứa điên của Hiệp Liệc thì sao biết đánh trường kiếm biết nói chuyện có nghĩa lý. Nếu phải nó thì còn Hiệp Liệc nào ở ngoài nói điển thoại với chủ nhơn, các tòa báo? Kỳ dị thật, ối ta nghĩ suy mà hóa ra mất trí.”

Xe về đến nhà, Đỗ Hiếu Liêm bèn đam mấy số báo vào cho nàng Lệ Thủy và Đặng Nguyệt Ánh coi, cả hai coi rồi đều kinh ngạc, rồi đều có ý mừng rỡ không cùng.

Nói tiếp qua Hoàn Ngọc Ẩn ở Hồng Kông khi nàng Lệ Thủy về Saigon được một bữa, thì chàng ở lại xuất tiền hai trăm đồng cùng mấy người bạn làm tuần mạn khó cho thầy. Quá ba ngày sau khi xong rồi Hoàn Ngọc Ẩn nhứt định về Saigon nên nói với nàng Bạch Tuyết rằng: “Anh đã lo thu xếp đồ đạc xong rồi đặng mai nầy xuống tàu, em có tính đi theo anh không?”

Nàng Bạch Tuyết thở than mà rằng: “Anh hai ôi! Từ ngày em có phước gặp anh chiếu cố bảo bọc đến giờ, ơn ấy biết bao giờ em trả đặng lại nữa anh còn về được xứ nầy lo việc tuần tự cho cha em thì em xin dâng một lạy mà tạ ơn.”

Hoàn Ngọc Ẩn nói: “Ý không nên, em đừng làm như vậy, anh thọ ơn cha của em thuở trước, ân cần dạy dỗ võ nghệ nên ngày nay anh mới được toàn tài thể nầy, anh lo làm tuần ấy chẳng qua là nghĩa nọ đó thôi.”

Nàng Bạch Tuyết nói: “Dạ còn phận em bà con ruột chẳng còn ai, em nguyện theo anh mà giúp đỡ tay chơn, xin anh chiếu cố.”

Hoàn Ngọc Ẩn gặc đầu và nói: “Anh lấy làm vui lòng lắm.”

Qua ngày sau Hoàn Ngọc Ẩn, Bạch Tuyết và Lục Tặc xuống tàu trẩy sang Nam kỳ.

Về đến Saigon là bữa sáng thứ hai, Hoàn Ngọc Ẩn nàng Bạch Tuyết và Lục Tặc về đến nhà thấy cửa đóng, Hoàn Ngọc Ẩn và lục Tặc kêu chẳng nghe ai lên tiếng.

Hoàn Ngọc Ẩn đi ra ngoài sau thấy ngựa yên còn ở trên lưng chàng lấy làm lạ bước vào tàu coi con ngựa kỹ lưỡng thì đi ra nói với nàng Bạch Tuyết rằng: “Tôi xem con ngựa nầy thì biết chắc có việc không lành vì con ngựa nầy bị một viên đạn súng lục liên bắn xa trúng nhầm đuôi, nếu vậy thì anh Năm cỡi ngựa đi đâu mới bị bắn như vậy.”

Hoàn Ngọc Ẩn suy nghĩ một chập rồi nói tiếp rằng: “Ngựa bị bắn thình lình thì tức sao cũng giựt mình nhảy dựng, người ngồi không đề phòng phải té, té thì phải bị trọng bịnh.”

Nàng Bạch Tuyết tiếp hỏi rằng: “Làm sao anh biết được con ngựa nầy bị bắn xa?”

Hoàn Ngọc Ẩn đáp: “Vì ở xa mà bắn nên chi viên đạn trúng không sâu, ước cách có mười lăm thước.”

error: Content is protected !!