Ngọc Ẩn đánh Thanh Long – Phần 19

Khi đi khán tử thi xong, Đỗ Hiếu Liêm liền mời quan chánh sở Mật thám trở về nhà bà phủ và lên trên phòng của quan phủ rồi nói với quan chánh Mật thám rằng: “Khi đứa sát nhơn nầy đến tại cửa phòng thì có thò tay vặn cái hột xoài nên chi làm động trật cái máy của quan phủ gài đầu nằm rớt xuống đất bể nát. Khi đó ông giựt mình thức dậy lấy 1 cây súng lục liên cầm lên tay đoạn đi lại mở cửa phòng mà ra ngoài.”

Quan chánh sở mật thám nghe Đỗ Hiếu Liêm nói đến đây lấy làm ngạc nhiên đón lời hỏi Đỗ Hiếu Liêm mà hỏi rằng: “Sao thầy biết rõ như vậy?”

Đỗ Hiếu Liêm nói: “Có khó gì mà không biết, nguyên cây súng lục liên của quan phủ có sét nhiều chỗ, bởi vậy ông có dùng dầu dừa mà thoa cho nó không sét thêm. Tôi biết đặng là nhờ khi tôi khán tử thi tôi thấy nơi tay mặt của ông có dính dầu lộn với nước sét mà ra màu vàng.”

Quan chánh sở Mật thám nghe Đỗ Hiếu Liêm nói đến đây thì vỗ vai chàng và nói rằng: “Hay lắm, hay lắm! Thầy đoán làm cho tôi rất phục tài đó.”

Đỗ Hiếu Liêm tiếp: “Khi quan phủ vừa mở cửa ra thì thấy đứa sát nhơn nầy nhảy vào bóp cổ ông cho ông đừng la là vì sức của nó mạnh lắm nên vật luôn ông té nhào văng cây súng cách chỗ ông nằm chừng năm tấc là nhiều.”

Quan chánh sở Mật thám đón lời của Đỗ Hiếu Liêm mà rằng: “Thầy không mục kiến tấn kịch nầy sao mà thầy nói rõ vậy được?”

Đỗ Hiếu Liêm cười và đáp: “Có khó gì mà tôi không biết, tôi khán tử thi ấy sau đầu có một vít; ấy là ông té xuống gạch, còn ông bị bóp cổ vì sau cổ của ông có bốn dấu móng tay bấm vào rất chặt, đó cũng đủ biết đứa sát nhơn nầy có để móng tay dài chừng ba ly. Khi đứa sát nhơn vừa bóp cổ, thì ông có day đầu vùng vẫy và cắn trúng nhằm cườm tay của nó lột một miếng da. Đứa sát nhơn bị đau quá phải buông ông ra và lập tức dùng một con dao rất bén mà cắt họng ông một cái rất mạnh, quan phủ chết tức tốc không la được tiếng gì.”

Quan chánh sở Mật thám lắc đầu và hỏi rằng: “Sao thầy biết chắc rằng đứa sát nhơn nầy bị quan phủ cắn nhằm cườm tay lột da?”

“Nguyên răng cửa của quan phủ có mẻ sẵn một miếng nên trở nên bén lắm, cắn thì phải đứt thịt, tôi khán kỹ khi nãy thì thấy nơi răng của ông còn dính một miếng da.”

“Thầy đoán thật không sai thế mà phải làm thế nào bắt đứa sát nhơn nầy cho đặng, vì không biết nó ở đâu mà đến.”

Đỗ Hiếu Liêm suy nghĩ một hồi rồi nói: “Tôi dám chắc rằng đứa sát nhơn là thằng Thanh Long chớ chẳng ai đâu lạ, nó vốn là một đứa hung phạm, sát nhơn chẳng gớm nhờn, thật chính là nó vì nó biết dùng máy đốt cho chảy sắt một thứ với cái ngày trước tôi có lấy đặng tại nhà ông Ết-mông, lại nữa thằng Thanh Long hình thù vạm vỡ nên mới mang giày số 42. Tôi nguyện dày công hết trí bắt cho được nó trước là trừ một mối hại sau đặng trả thù cha và mẹ của tôi, còn như muốn có người tài hơn tôi nữa giúp tôi mà bắt nó thì chỉ nhờ thằng Hiệp Liệc.”

“Mà phải làm sao bây giờ?”

“Phải dụng trí thì được. Số là thằng Thanh Long mạo danh thằng Hiệp Liệc đi giết quan phủ mà lấy của. Hiệp Liệc vẫn có chí khí trượng phu không c ưu mang tiếng sát nhơn, vậy thì khi về Saigon tôi đăng vụ nầy vào các báo tây nam, trong tin đó tôi để đủ lý đoán của tôi nhưng mà đề quyết án nầy cho Hiệp Liệc như thế thì nó tức giận sẽ tìm bắt Thanh Long đặng minh oan! Như vầy chẳng là mưu cao lắm chăng?”

Quan chánh sở Mật thám nói: “Được lắm! Hay lắm! Có kế gì hay hơn nữa. À, còn khi trở về Saigon thầy lảnh tra hỏi thị Nhạn là tình nhân của Đặng Háo Thắng coi có quả như lời của Hiệp Liệc minh oan ngày nọ trong bài của nó xin đăng trong các báo chăng, cũng vì bài minh oan của Hiệp Liệc hữu lý nên tôi dạy giam thị Nhạn hôm qua nầy. Theo ý tôi tưởng chính là thị Nhan giết Đặng Háo Thắng nên chỉ nó trốn hèn lâu mới tìm ra đặng.”

Đỗ Hiếu Liêm nói: “Nếu tôi lảnh phần tra hỏi thì thế nào chị ta cũng khia ngay.”

“Tôi xem sắc mặt của thị Nhan bị thằng Hiệp Liệc in bàn tay mặt mà bắt rùng mình, tôi nghe nói cô ta thuở trước là một tay treo giá lầu xanh, dập dìu khách làng chơi khi vô cửa trước khi ngã sau. Tuy là Hiệp Liệc hủy cái sắc thiên kiều bá mị của cô ta chớ khi đi đàng sau thấy dáng yểu điệu liền lạc, mình vàng gót sen ắt sao cũng phải nghiêng tròng sờ sững.”

Đỗ Hiếu Liêm nói: “Phải, lời ông nói thật là trúng vì thuở cô chưa bị Hiệp Liệc hại thì tôi có gặp một lần tức khen thầm cái dung nhan của cô ta lắm. Gẫm ra không lạ gì, người quốc sắc phần nhiều có lòng nham hiểm, sâu độc, như thị Nhạn nầy đây thật là tay sâu sắc nước đời.”

Quan chánh sở Mật thám hỏi: “Vả chăng tội giết người không phải nhỏ, dầu cho ngộ sát cũng là tội, thế mà thấy tưởng phải làm sao cho cô ta khai thiệt ngọn nguồn trong đục.”

Đỗ Hiếu Liêm nói: “Trước hết tôi lấy lời dụ dỗ nếu chị ta giữ một lòng sắt đá không khai thì tôi đụng phương như vầy … như vầy.”

Quan chánh sở Mật thám gặc đầu và nói: “Nếu phương dụng kết quả, thật thầy đại tài đó.”

Về đến Saigon Đỗ Hiếu Liêm đòi thị Nhàn đến dụng lời dịu ngọt dụ dỗ cô ta, nhưng mà cô ta khóc òa kêu oan, trông vào ai cũng tưởng thật cô ta vô tội. Đỗ Hiếu Liêm chẳng nói lời gì gọi rằng buộc tội nhưng mà chàng giam cô ta lại bót rồi đó chàng cho cô ta ăn uống cũng là ròng món ngon vật lạ mà không dè trong một món ăn mỹ vị chàng có trộn một thứ thuốc của chàng bào chế. Hai ngày sau thị Nhạn xán bịnh nặng nằm vùi khi mê khi tỉnh, nhiệt độ trong mình của cô ta hừng lên như nung như nấu. Thị Nhạn mắc thuốc đau nặng mà thấy Đỗ Hiếu Liêm ra vào lo lắng thuốc men nên không để ý tin tưởng rằng chàng chủ sự về cơn bịnh của nàng.

Một đêm nọ nàng thấy trong mình bấn loạn, xem thế phải bỏ mình thì hỏi Đỗ Hiếu Liêm về căn bịnh của nàng còn trông gì cứu đặng chăng? Đỗ Hiếu Liêm lắc đầu châu mày phán rằng: “Xin cô chớ lo sợ quá mà tánh mạng phải ngay, tôi sin tỏ thật căn bịnh của cô mười phần duy còn một phần cứu đặng mà thôi. Tôi thương phận cô kiếp nầy xuân còn dài mà nửa đàng mạng bạc vô chừng, vậy cô có tâm sự gì phú gởi cho tôi thì sẽ thi ân giùm mà làm cho toại lòng cô nơi chín suối.”

Thị Nhạn nói: “Tôi dầu có chết cam đành, khi sung sướng lúc gian truân cũng rồi, nên chẳng có sự gì bịn rịn âu sầu, nguyên tôi không còn ai là thân tộc, có chết cụng không để thương để nhớ cho ai.”

Đỗ Hiếu Liêm thở dài và nói: “Thế thì cũng an phận rồi … Nầy cô! Từ bữa cô xán bịnh đến nay đã ba ngày rồi tôi có lòng thuốc men điều trị nhưng mà bây giờ vô phương khả đảo thì lòng không vui.”

“Tôi thấy lòng thầy đối đãi với tôi mấy hôm thì cảm động vô cùng chẳng biết lấy chi báo đáp?”

“Thôi tôi xin cô vì ân sâu cô hãy khai thật cho tôi biết có phải thật rằng ngày trước cô toan giết thằng Hiệp Liệc, nhưng rủi tay mà giết thác Đặng Háo Thắng chăng? Cô chớ giấu với tôi chi nữa vì ấy chẳng phải lỗi nơi cô, ấy, cũng vì thằng Hiệp Liệc nó võ nghệ cao cường nên tràng mình tránh khỏi nên cô mới rủi tay thể ấy, gẫm ra tội đó là tội của Hiệp Liệc.”

Thị Nhạn tuy tưởng mình phải chết nhưng nắm giữ một lòng thành đinh sắt chẳng chịu nói thật vì nàng quyết để án sát nhơn cho Hiệp Liệc gánh lấy đặng rửa hờn. Đỗ Hiếu Liêm biết nàng vì ý đó nên từ giã nàng mà đi ra khỏi phòng.

Đêm một lần một khuya thoạt tiếng đồng hồ gõ một giờ, khoảng đêm nầy thị Nhạn càng thêm bực bội trong lòng như lửa đốt, một chập sau đang khi nàng nằm mê thoạt bỗng có tiếng lòi tói sắt khua rổn rổn, nàng giựt mình ráng mở đôi mí mắt thì thấy một vầng lửa đỏ bao chung quanh một người cả thân mình lòi tói cháy đỏ vấn choàng.

Nàng đoanh tròng ngó sững thì thấy người đứng trong vòng lửa đỏ là Đặng Háo Thắng, nơi hông một vít máu chảy dầm dề, ngó cho kỹ thì thấy một lưỡi gươm còn xuyên vào vít ấy lút lưỡi.

Kế đó Đặng Háo Thắng giựt lưỡi gươm ra và té nhào xuống, rồi cầm thanh gươm lưỡi còn nhuộm huyết hồng chỉ ngay vào mặt nàng và nói: “Ớ con khốn! Vì mi mà ta chết như vầy, vì mi mà chốn dạ đài ta bị lửa thiêu thân mình đeo lòi tói. Ôi đến thế thì mi chưa chịu khai cái tội của mi mà dám để án sát nhơn cho thằng Hiệp Liệc.”

Thị nhạn thấy sờ sờ trước mắt cái cảnh ngộ ghê gớm nầy thì khóc mà rằng: “Tình lang ôi! Cũng vì sợ thằng Hiệp Liệc giấy tờ chứng chắc rằng mình và tôi toan hại ba đứa cháu mà liên lụy về sau, em quyết giết nó mà trừ mối hại hay đâu mình phải bị lưỡi gươm vô tình nầy mà bỏ mạng. Mình ôi! Em nào cố ý giết mình đâu.”

Thị Nhạn nói dứt lời bỗng thấy lửa một lần một tắt rồi lại trong phòng tối đen như mực và Đặng Háo Thắng biến mất.

Cũng lúc nầy ở ngoài phòng quan chánh sở Mật thám vỗ vai Đỗ Hiếu Liêm khen rằng: “Diệu kế, diệu kế, đó mới rõ Hiệp Liệc vô tội. À còn thầy làm sao mà cải trang sửa dạng giống Đặng Háo Thắng cho đến đỗi nàng phải lầm.”

Đỗ Hiếu Liêm bỏ lưỡi gươm xuống đất nói rằng: “Tôi nhờ nàng Đặng Nguyệt Ánh gởi cho tôi một cái ảnh hình của Đặng Háo Thắng, nhờ đó mà tôi sửa dạng mới thành.”

error: Content is protected !!