a. Gây nôn
Đó là liệu pháp đầu tiên và có hiệu quả nhất để loại trừ chất độc ra khỏi dạ dày. Người ta có thể dùng các cách sau đây để gây nôn.
– Ngoáy họng: Dùng ngón tay hay lông gà sạch ngoáy vào họng hoặc vào phần cuống lưỡi, gây kích thích, tạo phản xạ nôn.
– Uống nước muối đặc: Pha 3 thìa cà phê muối vào một cốc nước, uống hết. Nước muối kích thích trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, gây nôn.
– Uống I-pê-ca* Có thể dùng siro i-pê-ca với liều 30ml cho người lớn, 15ml cho trẻ em, hoặc uống bột i-pê-ca pha trong nước ấm (1-2 gam bột i-pê-ca trong nửa cốc nước).
– Tiêm apomorphin dưới da (người lớn 5mg, trẻ em 1mg).
Chú ý: Những trường hợp sau đây không được gây nôn:
– Khi nạn nhân đã hôn mê;
^ Ngộ độc strichnin, nạn nhân bị co giật liên tục;
– Nạn nhân trong tình trạng suy tim;
– Nạn nhân đang mang thai gần tới tháng đẻ.
Chất nôn ra cần được giữ lại để làm các xét nghiệm tiếp theo.
b. Rửa dạ dày
Thông thường, thức ăn chỉ lưu ở dạ dày 3-4 giờ, cho nên phải rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong các trường hợp ngộ độc atrophin, benladon, chất độc làm giảm nhu động cơ trơn nên thức ăn có thể lưu lại lâu hơn, có khi tới 10-12 giờ. Trong những trường hợp này, việc rửa dạ dày muộn vẫn có ý nghĩa.
Một trong những tai biến nguyê hiểm của việc rửa dạ dày là bơm nước vào đường hô hấp, do thao tác không cẩn thận khi đặt ống cao su. Do đó, phải kiểm tra việc đặt ống trước khi bơm nước vào dạ dày.
Việc rửa dạ dày được tiến hành như sau: Chuẩn bị 10 lít nước sạch (tốt nhất là nước đun sôi để nguội), đặt nạn nhân nằm đầu thấp hơn thân, mặt quay về một bên để nước khỏi lọt vào đường hô hấp. Dùng một ống cao su có đường kính 1cm, dài 150cm đẩy vào sát lưỡi và bảo nạn nhân nuốt, cho tới khi ống cao su ngập sâu khoảng 50cm (trẻ em, khoảng 25cm). Kiểm tra xem có đưa nhằm ống cao su ngoài vào một cah65u nước, không được sủi bọt khi nạn nhân thở. Bơm nước vào dạ dày, mỗi lần 200ml – 400ml rồi lại rút nước ra. Làm như vậy 15-20 lần. Trước khi rút ống cao su ra, bơm vào dạ dày một cốc dung dịch MgSO4 loãng để rửa sạch dạ dày. Nước rửa những lần đầu cần giữ lại để xét nghiệm.
Có thể dùng nước muối loãng hay dung dịch thuốc tím loãng thay cho nước sôi để nguội để nguội để rửa dạ dày. Nếu biết chắc nạn nhân bị ngộ độc do cây có alcaloid, nên dùng dung dịch tanin loãng (2-3 phần trăm) để rửa thì tốt hơn, vì nó làm tủa alcaloid độc còn lại trong dạ dày, hạn chế việc hấp thu vào cơ thể.
c. Tẩy ruột (gây đi ngoài)
Khi chất độc đã chuyển xuống ruột, cần phải dùng thuốc tẩy để tống chúng ra ngoài qua hậu môn. Thường người ta dùng 15-20 gam Magnesi sunfat hay 20-30 gam Natri sulfat, pha trong một cốc nước ấm, uống. Sau 15 phút, uống thêm một cốc nước trắng để tăng thêm tác dụng tẩy.
Chú ý:
– Tránh dùng thuốc tẩy dầu (như dầu thầu dầu, …), vì dầu có thể hòa tan chất độc và làm cho chất độc dễ bị hấp thu vào cơ thể qua niêm mạc ruột.
– Trường hợp người quá yếu hoặc phụ nữ có thai, cần thận trọng và giảm liều dùng.
d. Thụt rửa
Dùng nước muối sinh lý hay nước xà phòng (khoảng 300-500ml) thụt thẳng vào ruột qua hậu môn để tống hết chất độc ra khỏi ruột qua đại tràng.