Duy trì chức năng và điều trị triệu chứng

Trong trường hợp chất độc đã ngấm sâu vào cơ thể và gây tổn hại tới các hệ chức năng và cơ quan, phải tiến hành mọi biện pháp để duy trì được các chức năng tối cần thiết cho sự sống, kéo dài thời gian để cơ thể có thể tự điều chỉnh và giải độc, kết hợp với việc sử dụng thuốc đặc hiệu và điều trị triệu chứng.

1. Chức năng tuần hoàn

Khi hệ tuần hoàn bị nhiễm độc, ta thấy nạn nhân có những biểu hiện sau; nhiệt độ cơ thể hạ thấp, sắc mặt tái nhợt, huyết áp hạ, tim đập yếu và có thể ngừng đập.

Trong trường hợp tim ngừng đập, nếu chưa quá 4 phút cần phải xoa bóp tim kịp thời. Động tác xoa bóp tim như sau: Đặt nân nhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp, người thao tác xoa bóp chồng hai bàn tay lên nhau rồi đặt lên xương ức chỗ 1/3 phía dưới (đừng đặt tay ở vùng trước tim bên trái), dùng sức nặng toàn thân ấn xuống, sao cho phần dưới xương ức hạ xuống 3-4cm và ngay sau đó nhấc tay lên, để xương ức trở lại vị trí cũ. Làm như cậy, nhịp nhàng 60 lần/ phút, cho tới khi tim tự đập trở lại. Thường phải phối hợp xoa bóp tim với thổ ngạt (xem phần dưới). Cứ bốn lần xoa bóp tim lại thổi ngạt một lần.

Nếu tim nạn nhân chưa ngừng đập, chỉ cần dùng thuốc trợ tim. Có thể tiêm dưới da 50-200ml dung dịch natri camphosulfonat, hoặc 0,5-1ml dung dịch adrenalin 0,1%, hoặc nor-adrenalin (1mg pha vào 500ml dung dịch glucose, truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch), kết hợp với tiêm truyền nước muối sinh lý, hoặc dung dịch glucose 5% và giữ ấm cơ thể.

2. Chức năng hô hấp

Khi chất độc ảnh hưởng vào hệ hô hấp, thường có biểu hiện khó thở, da tím tái, trường hợp nặng có thể ngừng thở.

Nếu nạn nhân ngừng thở, phải đưa ngay ra chỗ thoáng (tránh gió lùa), nới rộng quần áo, móc bỏ và lau sạch đờm rãi, chất nôn còn sót lại trong miệng và họng, để một miếng gạc mỏng lên miệng nạn nhân rồi tiến hành hà hơi thổi ngạt. Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa hẳn ra phía sau, người thổi ngạt quỳ xuống, dùng tay trái kéo mạnh hàm dưới nạn nhân ra phía trước và lên phía trên sao cho lưỡi không lấp kín họng. Tay phải bị hai lỗ mũi nạn nhân, hít thật nhiều hơi rồi ngậm vào mồm nạn nhân mà thổi mạnh làm cho lồng ngực của nạn nhân phồng hẳn lên, rồi buông mồm ra để không khí trong ngực nạn nhân tự thoát ra ngoài. Tiếp tục thổi như vậy 15-20 lần trong một phút. Đối với trẻ em có thể thổi qua cả lỗ mũi.

3. Hệ thần kinh

Khi hệ thần kinh bị nhiễm độc, tùy mức độ, nạn nhân có thể bị hưng phấn hay ức chế, nếu nặng có thể bị co giật và hôn mê.

Khi bị co giật, phải dùng các thuốc an thần. Tiêm bắp thịt dung dịch phenobarbital 0,1-0,2 gam, hoặc thụt vào ruột 10-15ml dung dịch cloralhydrat 20%

Nếu bị kích thích nhẹ, thì chỉ dùng một số thuốc làm dịu thần kinh thông thường như diazepam, barbituric.

Nếu nạn nhân đã hôn mê, cần được chăm sóc hết sức thận trọng, cố gắng duy trì chức năng tuần hoàn, hô hấp và bổ sung dịch thể, cân bằng nước, chất điện giải cho cơ thể, để cơ thể có thời gian tự giải độc.

4. Ngộ độc gan

Hầu hết các chất độc đều ảnh hưởng tới gan. Để giải độc cho gan, ta dùng một số thuốc sau, uống glucose, vitamin C, vitamin B1 … Ngoài ra, có thể tiêm truyền dung dịch glucose ưu trương, vitamin C, …

Một số trường hợp có thể xuất hiện những triệu chứng tại chỗ, cần phải điều trị kịp thời. Nếu đau đầu, dùng aspirin (0,25-0,5 g/ lần). Nếu đau bụng đi ngoài, dùng than hoạt hoặc albumintanat. Nếu nôn ọe, dùng atrophin. Nếu bồn chồn khó chịu thì dùng muối bromid (NaBr, KBr, NH4Br), v.v…

error: Content is protected !!