74 – Nghể răm

Tên khác: Cây nghể, răm nước (miền Nam).

Tên khoa học: Polygonum hydropiper L., Họ Rau răm (Polygonaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống hằng năm. Thân mọc đứng, cao 30-70 cm, phân cành nhiều. Lá hình mũi mác, dài 4-7 cm, rộng 10-15 mm, có cuống ngắn, mọc so le. Tại các mấu có bẹ chìa mỏng hình ống, có lông. Cụm hoa là bông dài, mang nhiều hoa nhỏ ở ngọn thân, ngọn cành và ở nách các lá phía trên. Bao hoa có 4 mảnh màu đỏ, tồn tại và ôm lấy quả. Quả bế nhỏ, hình bầu dục, đôi khi có ba góc. Cây tươi có vị cay nóng, mùi thơm.

Nơi mọc

Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, ở những chỗ ẩm, ruộng nước. Ngoài ra, còn gặp ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và châu Âu.

Bộ phận độc và chất độc

Trong cây có chứa các chất oxymethylanthraquinon và 2-2,5% các hợp chất flavonoid như hyperin, rhamnacin, isoehamnetin, v.v…

Triệu chứng ngộ độc

Chưa gặp trường hợp người bị ngộ độc bởi cây này, nhưng gia súc ăn phải sẽ bị viêm dạ dày, euột và bàng quanh, đái ra máu. Nếu ngộ độc nặng có thể bị co giật, tê liệt và chết.

Giải độc và điều trị

Theo phương pháp giải độc cấp tính chung (xem phần Đại cương).

Chú thích

 – Theo kinh nghiệm, thân và lá nghể răm được dùng làm thuốc giun, chữa rắn cắn (chú ý liều lượng và cách sử dụng), chữa ghẻ và lở ngứa (nấu nước tắm, bã xát vào chổ ghẻ, ngứa). Ngoài ra, nước ngâm tỷ lệ 5% được dùng để trừ bọ gậy hoặc diệt dòi.

error: Content is protected !!