68 – Mận rừng

Tên khác: Táo rừng, bút mèo.

Tên khoa học: Rhamnus crenata Sieb. et Zucc., Họ Táo ta (Rhamnaceae).

Mô tả

Cây nhỡ. Cành non có lông mịn, vàng. Lá mọc so le, hình trứng ngược. Đầu lá nhọn hay hơi nhọn. Mép lá khía răng cưa. Gân lá hình lông chim, gồm 7-8 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ, lưỡng tính, màu trắng, mẫu 5, tụ họp thành các cụm hoa ngắn ở nách lá. Mỗi cụm hoa có 5-8 hoa. Quả hình cầu, đường kính khoảng 5mm, mang lá dài8 và vòi ngắn còn lại. Quả khi chín có màu đỏ, sau chuyển màu đen, chức 3 hạt màu đen.

Nơi mọc

Cây ưa sáng. Mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta như Đà Lạt, Nha Trang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Ở miền Nam, mọc phổ biến hơn.

Bộ phận độc và chất độc

Rễ, thân, lá đều có chất độc là chrysarobin, chrysophanol. Quả có chất emodin.

Triệu chứng ngộ độc

Ăn phải nhiều quả xanh sẽ bị ỉa chảy. Lá có tác dụng thu liễm.

Giải độc và điều trị

Rửa dạ dày, uống nước chè đặc, nước  òng trắng trứng hoặc than hoạt. Khi cần thì tiêm truyền huyết thanh mặn hay ngọt.

Chú thích

 – Vỏ rễ ngâm rượu dấm để chữa hắc lào hoặc lang ben. Lá tươi nấu nước tắm để chữa lở ngứa. Không được uống.

 – Vì còn có tên là táo rừng, nên cần chú ý không nhầm với cây táo rừng (Zizyphus oenoplia (L.) Mill.) cùng họ, không độc.

error: Content is protected !!