63 – Lim

Tên khác: Lim xanh.

Tên khoa học: Erythrophleum fordii Oliv., Họ Vang (Caesa;pinicaea).

Mô tả

Cây gỗ lớn, có thể cao đến 20-25 m, đường kính thân có thể tới 7-90 cm, tán lá dày. Lá kép 2 lần lông chim, mang 3-4 đôi cuống lá cấp hai, trên mỗi cuống cấp hai có 9-13 lá chét mọc so le. Phiến lá chét nhẵn, hình trái xoan, dài 5-7 cm, rộng 25-30 mm, đầu lá chét có mũi nhọn. Cụm hoa là một chùm kép, dài 20-30 cm, ở nách lá, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Mỗi hoa có 5 lá đài dính liền nhau thành hình chuông, trên có 5 thùy, 5 cánh hoa hẹp và dài, có lông nhỏ ở mép, 10 nhị. Bầu trên. Quả loại đậu, dài khoảng 20cm, rộng 3-4 cm. Hạt dẹt, vỏ hạt cứng, màu nâu đen, có rãnh quanh mép hạt.

Nơi mọc

Gặp nhiều trong rừng miền Bắc và phía bắc miền Trung nước ta. Còn thấy ở Lào và phía nam Trung Quốc.

Bộ phận độc và chất độc

Trong vỏ thân và cành có các diterpen chứa nitơ độc với tim là ertthrophlcin, cassain, …

Triệu chứng ngộ độc

Những alcaloid của vỏ cây lim có tác dụng gây tê cục bộ mạnh và lâu. Nó tác dụng đối với tim giống như các glycosid tim trong lá trúc đào hoặc trong hạt cây sừng trâu, v.v…

Chú thích

 – Nhân dân ta đã biết trong gỗ lim có chất độc nên kh6ong dùng để làm thớt thái thức ăn.

 – Ở các nước châu Phi, người ta dùng vỏ cây lim Ghinê (Erythrophleum guineensis) để duốc cá, làm tên thuốc độc.

 – Nấu lim (Ganoderma spp., Ganodermataceae) mọc trên thân cây lim, cũng là loại nấm độc, có tác dụng làm mất cảm giác. Trước đây có người dùng nấm này làm thuốc mê để bắt trộm heo, ngựa, …

error: Content is protected !!