58 – Khoai nưa

Tên khoa học: Amorphophallus rivieri Dur., Họ Ráy (Araceae)

Mô tả

Cây thảo, có thân củ to, hình cầu dẹt, đường kính củ có thể tới 20cm hay hơn. Thịt củ màu vàng. Cuống lá có thể dài tới 60cm hoặc hơn. Trên cuống lá có các đốm trắng. Phiến lá chia 3 nhánh. Các nhánh lại xẻ thùy sâu hình lông chim như những lá chét. Cụm hoa là một bông mo đơn với mo bao bọc ở ngoài, có màu tím thẫm đến nâm thẵm. Hoa đực và hoa cái xếp riêng, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới, đều không có bao hoa. Quả mọng. Hạt không có nội nhũ.

Nơi mọc

Cây mọc hoang dại ở các rừng thưa, thung lũng núi đá vôi. Có nơi trồng để lấy củ ăn hoặc nuôi heo.

Bộ phận độc và chất độc

Toàn cây có chất gây ngứa.

Triệu chứng ngộ độc

Đau rát lưỡi, họng sưng đỏ.

Giải độc và điều trị

Cho uống dấm loãng, nước lòng trắng trứng hoặc nước chè đặc. Nếu khó thở thì cho thở oxy.

Theo kinh nghiệm dân gian thì dùng dấm, thêm nước ép gừng tươi để uống hoặc ngậm.

Chú thích

 – Củ khoai nưa có thể dùng chữa rắn cắn, hoặc giã nát để đắp mụn nhọt.

 – Nếu dùng để ăn thì phải nấu kỹ với vôi để làm cho hết ngứa, sau đó rửa sạch vôi và chế biến tiếp.

 – Rừng Việt Nam có 17 loài nưa. Ngoài cây khoai nưa, còn một số loài khác ăn được như nưa chuông (A. paeoniifolius), nưa lá kép (A. tonkinensis Engl.), v.v…

error: Content is protected !!