Tên khoa học: Sapindus saponaria L. Họ Bồ hòn (Sapindaceae)
Mô tả
Cây gỗ cao 10-15 m. Lá mọc so le, kép một lần hình lông chim chẵn, gồm 4-5 đôi lá chét. Mép lá chét nguyên nhẵn, gân nổi rõ ở cả hai mặt. Lá rụng vào mùa khô lạnh. Cụm hoa là một chùy dài 15-30 cm ở đầu cành. Trục cụm hoa có lông tơ, mang nhiều hoa nhỏ lưỡng tính, màu vàng. Bầu có 3 lá noãn nhưng chỉ có một phát triển thành quả. Quả hình cầu, đường kính khoảng 2cm, trông tựa như quả nhãn. Gốc quả thường có dấu vết của 2 noãn không phát triển. Hạt hình cầu, màu đen.
Nơi mọc
Cây mọc hoang trong rừng và được trồng nhiều nơi thuộc vùng núi và trung du ở nước ta. Có nơi trồng hai bên đường để lấy bóng mát. Ngoài, cây còn mọc ở Trung Auốc, Ấn Độ, …
Bộ phận độc và chất độc
Trong quả 8thịt quả) chứa 18% sapoosid gọi là sapindus-saponin. Trong nhân hạt có 35% dầu béo.
Triệu chứng ngộ độc
Khi ăn phải quả sẽ bị đau bụng, nôn mửa.
Giải độc và điều trị
Rửa dạ dày. Cho uống nước lòng trắng trứng, hồ bột hoặc than hoạt. Tiêm dung dịch glucose 25-30%. Nếu còn nôn thì tiêm atropin.
Chú thích
Theo kinh nghiệm dân gian, một số nơi dùng vỏ cây và quả bồ hòn giã nát, ngâm nước để tắm cho súc vật bị giòi, bọ, rận, chấy.