39 – Dây mật

Tên khác: Dây duốc cá.

Tên khoa học: Derris elliptica (Roxb.) Benth. Họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Dây leo to dài 7-10 m, vỏ thân và cành hơi đen, lá kép một lần hình lông chim lẻ, dài 20-35 cm, có 9-13 lá chét hình mác, lá non có lông trắng ở mặt dưới, lá già gần như nhẵn. Hoa màu hồng nhạt hoặc trắng, xếp thành chùm dài 20cm ở nách lá. Quả sẹt, dài 5-7 cm, rộng 2cm, mép quả có cánh rộng 2mm, chứa 1-4 hạt.

Nơi mọc

Cây mọc hoang và được trồng ở Việt Nam (trồng nhiều ở Cà Mau, Phú Quốc, …) Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc, v.v….

Bộ phận độc và chất độc

Rễ cây chứa chất độc là rotenon (5-8%) và chất tương tự rotenon như deguelin (kém độc hơn rotenin 400 lần), tephrosin, toxicarol …

Triệu chứng ngộ độc và cách giải độc

Tương tự như đối với Dây Cóc

Chú thích

 – Cũng như dây cóc, rễ dây mật thường dùng để diệt sâu bọ, côn trùng (mạng gấp 4-10 lần chất nicotin có trong thuốc lào, thuốc lá) và để duốc cá (gây tê liệt trung khu hô hấp, làm cho cá nổi lên mặt nước).

 – Nước sắc hoặc nước ngâm rễ dây mật có tác dụng sát khuẩn, có thể dùng chữa lở ghẻ cho súc vật và người.

error: Content is protected !!