38 – Dây cóc

Tên khác: Dây cóc kèn, có kèn nước (miền Nam).

Tên khoa học: Derris trifoliata Lour. Họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Dây leo nhỏ, mọc thành bụi. Lá kép có 3-5 lá chét hình trứng (ít khi có 7 lá chét). Phiến lá dày, nhẵn, đầu nhọn. Hoa trắng hay hồng, xếp dày đặc thành chùm ở nách lá. Quả dẹt, hình bầu dục không đều, dài 3-4 cm, rộng 2-2,8cm. Vỏ quả có vân hình mạng, khi chín màu vàng, chứa một hạt dẹt to khoảng 2cm.

Nơi mọc

Cây mọc dọc theo sông, rạch ở các nơi có nước mặn và lợ, chủ yếu ở miền Nam nước ta. Ngoài ra, còn có ở các nước Đông Nam Á và châu Phi.

Bộ phận độc và chất độc

Trong lá, thân và chủ yếu ở rễ có chất độc gọi là rotenon (1,2-1,9%).

Triệu chứng ngộ độc

Khi bị nhiễm độc, nạn nhân thấy đau bụng ê ẩm, nôn mửa, co giật các cơ và toàn thân, ức chế hô hấp, sau cùng chết do tê liệt trung khu hô hấp.

Giải độc và điều trị

Khi chưa bị co giật thì gây nôn, rửa dạ dày. Tiêm truyền huyết thanh pha lẫn vitamin C, đồng thời tiêm bắp vitamin B1, B6 và B12. Nếu đã co giật thì dùng thuốc trấn tĩnh. Rối loạn hô hấp thì cho niketamit.

Chú thích

 – Ở nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác đều dùng rễ cây này để duốc cá. Ở Ấn Độ người ta dùng rễ để làm thuốc.  Cần thận trọng vì có chất độc.

 – Không nên nhầm với cây cóc (Spondias sp., Anacardiaceae). Cây gỗ to cao 10-15m, mọc nhiều ở miền Nam nước ta, có quả chua, ăn đượxc.

error: Content is protected !!