34 – Dâm hôi

Tên khác: Nhâm hôi, châm châu, giối, hồng bì dại.

Tên khoa học: Clausena excavata Burn. f. Họ Cam (Rutaceae).

Mô tả

Cây gỗ nhỏ, cao 1-2 mét. Cành non có lông. Lá mọc so le, kép hình lông chim, gồm 15-21 đôi lá chét. Bẻ cành và vò lá có mùi hôi khó chịu. Cụm hoa hình chùy ở ngọn cành, mang nhiều hoa màu trắng đến hồng nhạt, 4 cánh hoa rời hình trái xoan, 8 nhị ngắn hơn cánh hoa. Bầu hình trụ hơi có lông, vòi ngắn, 3-4 ô, mỗi ô hai noãn. Quả nhẵn, khi chín có màu cam hay đỏ, mang 1-2 hạt.

Nơi mọc

Cây mọc hoang ở vùng núi nước ta. Ngoài ra, còn thấy ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin.

Bộ phận độc và chất độc

Trong thân, lá, quả có tinh dầu và các alcaloid. Chất độc chưa rõ.

Triệu chứng ngộ độc

Ăn nhiều gây đau đầu.

Giải độc và điều trị

Nếu mới ăn trúng thì rửa dạ dày, gây ỉa chảy để loại chất độc ra khỏi cơ thể.

Chú thích

Cây dâm hôi phối hợp với một số cây khác cũng được dùng làm thuốc. Chú ý dùng đúng liều lượng.

error: Content is protected !!