21 – Cây ngọt nghẹo

Tên khác: Cây ngót nghẻo.

Tên khoa học: Gloriosa superba L., Họ Tỏi độc (Melanthiaceae).

Mô tả

Cây thảo, thân leo dài 1-2 m hoặc hơn. Rễ củ mập, nhẵn, dài 15-20 cm, đường kính 2-2,5 cm. Lá mọc so le, gần như không cuống. Phiến lá hình mũi mác, dài 7-12 cm, rộng 2-3 cm. Gân lá song song xếp sít nhau. Đầu lá tận cùng bằng một tua cuốn cuộn lại thành hình xoắn ốc để bám vào giá thể, giúp cây leo cao. Hoa to, đẹp, màu đỏ, cuống dài, mọc đơn độc ở nách các lá ngọn hay xếp sít nhau thành ngủ giả ở đầu cành. Bao hoa có 6 mảnh hình dải, mép hơi lượn sóng, xếp thành 2 vòng, 6 nhị, bao phấn đính lưng. Quả nang, dài 2,5-5 cm, có 3 ô, khi chín màu đỏ tươi, trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả; tháng 7-8.

Nơi mọc

Cây mọc hoang ở những nơi nhiều ánh sáng thuộc các tỉnh phía Nam (từ Huế đến Bình Thuận), ở các đồng các ven biển và được trồng làm cảnh. Ngoài ra, còn có ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và châu Phi.

Bộ phận độc và chất độc

Toàn cây, độc nhất là ở rễ củ. Trong rễ củ có 0,3% các alcaloid độc như colchicin, superbin và gloriosin.

Triệu chứng ngộ độc

Vài giờ sau khi ăn phải, nạn nhân thấy đau môi, lưỡi, đau bụng. tê dại toàn thân, nôn mửa, ỉa chảy ra máu, hoa mắt, mệt mỏi, mặt tím tái, sợ ánh sáng, mạch nhanh, khó thở, mất tri giác, rồi chết. Trước khi chết 2040 phút, thân nhiệt hạ và co giật.

Giải độc và điều trị

Không rửa dạ dày, gây nôn và gây ỉa chảy. Cho uống dấm loãng, nước lòng trắng trứng hoặc hồ tinh bột. Tiêm bắp thịt vitamin B1 (100mg) và tiêm truyền huyết thanh. Nếu có rối loạn hô hấp thì dùng thuốc hưng phấn.

Chú thích

Ở Ấn Độ người ta dùng nước ép lá để diệt chấy; gây sẩy thai. Ở Indonesia dùng chữa eczema, bệnh nấm da.

error: Content is protected !!