Tên khoa học: Ficus hispida L.f., Họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả
Cây gỗ, cao 3-7 m. Cành non có nhiều lông ráp, khi già trở nên nhẵn. Lá to, nguyên, mọc đối, phiến lá hình bầu dục hay trái xoan, dài 15-20 cm, rộng 6-12 cm. Mép phiến lá có răng nhỏ. Cả hai mặt lá đều có lông. Quả loại sung, đường kính khoảng 2cm, được mang trên một nhánh ngắn đặc biệt, thường ở gốc thân. Các nhánh này ít khi mang lá.
Nơi mọc
Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Ngoài ra, còn thấy ở Lào, Campuchia, Thái Lan, nam Trung Quốc và các nước nhiệt đới châu Á khác.
Bộ phận độc và chất độc
Trái có độc.
Triệu chứng ngộ độc
Khi ăn sống nhiều trái ngái sẽ bị đau đầu. Đã có những trẻ em ăn nhiều trái cây này rồi bị trúng độc.
Giải độc và điều trị
Theo phương pháp giải cứu khi bị ngộ độc cấp tính bởi cây độc (xem phần Đại cương).
Chú thích
– Theo kinh nghiệm, trái ngái luộc chín, rửa sạch thì ăn được.
– Lá và vỏ cây có tác dụng làm thuốc chữa sốt rét. Lấy 49-60g, sắc uống để chữa cảm mạo, viêm khí quản, …