2 – Phương pháp xác định glycosid

Các glycosid dễ bị phá hủy bởi các men đi kèm, có sẵn trong cây. Cho nên, bao giờ cũng phải diệt men trong mẫu vật trước khi làm các phản ứng phát hiện glycosid. Người ta thường diệt men ở nhiệt độ 700 – 800C trong thời gian rất ngắn bằng cách đun cách thủy hay sấy nóng.

Glycosid từ cây được chiết như sau: Mẫu cây tán nhỏ, diệt men, rồi chiết bằng nước nóng hay cồn sôi. Lọc lấy dịch chiết (nếu dùng cồn chiết thì cất thu hồi cồn), loại bỏ các tạp chất (clorophin, tanin, chất béo,…) bằng cách quấy dịch chiết với than hoạt tính, dung dịch chì acetat, hoặc kẽm oxyd,… Lọc lấy chất lỏng, bốc hơi dịch lọc để thu được glycosid ở dạng bột.

Các glycosid có cấu tạo hóa học rất khác nhau nên chưa có thuốc thử chung cho tất cả mà chỉ có những phản ứng cho từng nhóm cấu tạo riêng. Sau đây là một số phương pháp để phát hiện những nhóm glycosid chính:

Xác định nhóm glycosid sinh acid cyanhydric

(Có trong củ sắn, măng, hạnh nhân, một số loài đậu độc, một số nấm độc).

Lấy 1-2 gam ngyên liệu cho vào dung dịch acid acetic loãng, đun nóng, lọc. Thêm vào dịch lọc vài giọt dung dịch NaHO và vài tinh thể FeSO4. Đun sôi, để nguội. Dung dịch chuyển sang màu lam chứng tỏ nguyên liệu có glycosid sinh acid cyanhydric.

Xác định nhóm glycosid độc đối với tim

(Có trong các cây trúc đào, sừng trâu, dương địa hoàng, …)

Ngâm mẫu vật tán nhỏ trong cồn loãng. Dun cách thủy khoảng 30 phút. Lọc lấy dịch chiết. Cho vào ống nghiệm 5ml dịch chiết, thêm vào đó 10-15 giọt dung dịch chì acetat bão hòa, sẽ xuất hiện kết tủa (nếu chưa kết tủa thì tiếp tục cho thêm dung dịch chì acetat, lắc đều, cho đến khi xuất hiện tủa).

Thêm 10-20 giọt dung dịch Na2SO4 bão hòa để loại chì acetat thừa. Lọc loại tủa. Dịch lọc cho vào 2 ống nghiệm, thử hai phản ứng sau:

 – Ống nghiệm 1: Thêm 3-5 giọt thuốc thử gồm 9 phần dung dịch trinitropheno; trong nước và 1 phần dung dịch NaOH 10%. Lắc đều 5-10 phút hay đun cách thủy ở nhiệt độ 500C. Glycosid tim cho màu đỏ da cam.

 – Ống nghiệm 2: Thêm 3-5 giọt thuốc thử gồm 1ml dung dịch acid dinitrobenzoic trong cồn, thêm 3ml dung dịch NaOH 4% và 7ml nước. Glycosid tim cho màu đỏ.

Xác định saponin

Dựa vào đặc tính tạo bọt và làm tan máu của saponin, có thể xác định sự có mặt của saponin bằng các phản ứng sau:

  • Phản ứng tạo bọt: Lấy vài gam mẫu vật tán nhỏ cho vào ống nghiệm chứa vài mililit nước, lắc mạnh trong 2-3 phút. Để yên, nếu có saponin thì trong ống nghiệm sẽ có cột bọt tương đối bền. Hàm lượng và chất lượng saponin có trong mẫu vật được đánh giá bằng độ cao và thời gian tồn tại của cột bọt tạo ra. Lượng saponin có trong mẫu vật thường được đánh giá bán định lượng theo các mức sau:

Nếu cột bột bền được:

– 15 phút: +

– 30 phút: ++

– 60 phút: +++

  • Phản ứng tan máu: Vì các albumin cũng có tính chất tạo bọt nên cần phải làm thêm phản ứng tan máu để phân biệt saponin với các albumin có lẫn trong mẫu thử. Lấy 1-2 gam mẫu tán nhỏ, lắc với nước, lọc lấy dịch lọc, trộng dịch lọc với hỗn dịch hồng cầu trong nước muối đẳng trương, lắc đều, để một lúc, nếu thấy tan hồng cầu, tức là có hiện tượng tan máu, chứng tỏ có mặt saponin.

error: Content is protected !!