17 – Cây lô biên

Tên khác: Lỗ binh tàu (miền Nam).

Tên khoa học: Lobelia chinensis Lour. Họ Lô ben (Lobeliaceae).

Mô tả

Loại cỏ sống hàng năm, cao 10-12 cm. Thân tròn ở gốc, phía trên có cạnh hoặc gần như có cạnh. Lá nhỏ, hình trái xoan ở gốc lá, hẹp ở trên, mọc so le, gần như không cuống. Hoa đơn độc ở kẽ lá. Cánh hoa màu tím hay màu lam, 5 nhị hàn liền nhau ở phía trên. Bao phấn mang lông hình vảy, tạo thành một vòng chung quanh núm nhụy. Quả nang, dài 3mm. Hạt có 3 góc.

Nơi mọc

Cây thường mọc hoang ở ruộng và các bãi cỏ ẩm ớ nước ta (Bắc Giang, Đông Triều, Huế, …)

Bộ phận độc và chất độc

Toàn cây chứa chất độc là lobelin.

Triệu chứng ngộ độc

Khi ăn phải với một lượng lớn sẽ gây chảy nước dãi, sợ hãi, đau đầu, ỉa chảy, huyết áp cao, rối loạn mạch. Nặng thì co giật, cuối cùng chết vì liệt trung khu hô hấp.

Giải độc và điều trị

Gây nôn, rửa dạ dày, cho uống nước trà đặc và tiêm truyền huyết thanh ngọt.

Điều trị triệu chứng

Nếu co giật thì cho thuốc trấn tĩnh, châm huyệt nhân trung, hợp cốc, dũng tuyền. Tê liệt hô hấp thì cho thuốc cường tim và hưng phấn, giữ ấm cơ thể. Nếu cần thì cho thở oxy hoặc làm hô hấp nhân tạo.

Kinh nghiệm dân gian: Cho uống nước sắc cam thảo hoặc nước ép gừng tươi để giải độc.

Chú thích

Vùng núi cao ở miền Bắc nước ta như Sapa, Mù Căng Chải (Lào Cai) có cây bả thuốc, tiếng người Mông là Sang dinh (Lobelia pyramidalis Wall., cùng họ). Cây thảo, sống dai, cao 1-1,5m, có nhựa mủ; lá hình mác hẹp, mọc so le, mép ;á có khía răng nhỏ; hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá và ngọn thân; quả hình cầu, chứa nhiều hạt nhỏ hình thận. Cây này cũng có chất độc là lobelin. Kinh nghiệm dân gian dùng nhựa mủ cây này bôi ngoài để chữa mụn nhọt, sưng tấy. Cần thận trọng khi dùng.

error: Content is protected !!