Tên khác: Cam thảo nam, thổ cam thảo.
Tên khoa học: Scoparia dulcis L., Họ Hoa mõm chó (Scrophulariceae).
Mô tả
Cây thảo, cao 30-50 cm. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 lá một, phiến lá mềm, hình mác rộng, mép khía răng. Hoa trắng mọc ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, hình cầu, chứa nhiều hạt nhỏ.
Nơi mọc
Cây mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta.
Bộ phận làm thuốc.
Toàn cây chứa scoparinol, dulanol.
Công dụng
Cam thảo đất có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, chữa cảm sốt, ho, còn dùng để chữa say sắn hoặc ngộ độc nấm: 30-100g cây tươi (dùng cả cây), rửa sạch đất, sắc lấy nước uống.
Ghi chú
Không nên nhầm với cam thảo bắc. Đó là rễ của cây Cam thảo bắc Glycyrrhisa uralensis Fisch (họ Đậu), một vị thuốc bắc được bán phổ biến trên thị trường Việt Nam.
Cam thảo bắc có tác dụng giải độc tốt. Thường dùng sống, sắc kỹ, lấy nước uống để giải độc các loại thuốc độc.
Có thể dùng các bài thuốc:
Cam thảo bắc: 1 phần
Đậu xanh: 2 phần
hoặc:
Cam thảo bắc: 8g
Đại hoàng: 12g
Sắc kỹ với nước, chắt lấy nước thuốc uống.