205 – Trứng gà và giấm chua

Chữa trị: Bệnh kiết lỵ. Liều lượng, cách dùng: lấy 2 quả trứng gà 100g giấm. Hấp cách thủy, bỏ giấm, ăn trứng, ăn hết trong 1 lần, mỗi ngày ăn 2- 3 lần, ăn liên tục nhiều ngày sẽ thấy kết quả. Công hiệu: Giải độc, trừ tả.

204 – Đậu xanh, gạo nếp và ruột heo

Chữa trị: Bệnh lỵ thấp nhiệt, phân có lẫn máu. Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 đoạn ruột lợn tỉ lệ 2 phần đậu xanh, 1 phần gạo nếp (tùy theo đoạn ruột to hay nhỏ mà định liệu lượng gạo, đậu) Ruột lợn rửa sạch, đậu xanh, gạo nếp ngâm nước, sau đó cho … Đọc tiếp

201 – Nước nho, gừng và mật ong

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp, lỵ do vi khuẩn (bệnh trạng: đau bụng, trước nhẹ sau nặng, phân lần máu mủ). Liều lượng, cách dùng: Nho tươi, gừng tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, pha 1 cốc nước chè xanh đặc, cho vào nước chè 50 ml nước nho, 50 ml nước gừng, … Đọc tiếp

200 – Ốc

Chữa trị: Bệnh kiết lỵ. Liều lượng, cách dùng: ốc phơi khô, sao cháy, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g. Điều trị liên tục một số ngày. Công hiệu: Diệt khuẩn, trừ tả.

199 – Lươn và rượu nếp

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp. Liều lượng, cách dùng: Lươn bỏ mật, chặt nhỏ, sao khô tán bột. Mỗi ngày uống 9g hòa với rượu hâm nóng, có thể pha 1 ít đường. Công hiệu: Giải độc, trừ tả.

198 – Vịt hầm với gừng tươi

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp. Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 con vịt đực, đầu đen xanh, làm sạch lông, rửa sạch, cho vào 1 ít muối, gừng ninh nhừ, vớt bỏ váng mỡ. Ăn thịt, uống nước. Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, bổ âm, giải độc, trừ tả.

197 – Nước tỏi và hòa với đường

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp. Liều lượng, cách dùng: Lấy 2 củ tỏi to, giã nát, ngâm vào nước sôi trong nửa ngày, lọc lấy nước, pha vào ít đường trắng hoặc đường đỏ. Công hiệu: Bổ tì, khai vị, giải độc, trừ tả.

error: Content is protected !!