Nguyên tác chữ Nho (*)
Phiên âm
I.
Trường An nhất tự quải quan hành,
Ngoạn lộng càn khôn đáo Trịnh thành.
Hạc loát vũ y trần mộng viễn,
Long hàm chú thủy kiếm tin hoành.
Bi lưu tiên cảnh tiêu linh tích (1),
Hiên tủng thu cân ái đạo thanh.
Việt khách vị năng chiêm pháp tướng,
Thông thông dư bệnh quá Nam Kinh.
II.
Ngự phong diêu cử ngũ vân dư,
Đáo xứ tùy duyên tận khả cư.
Thí dược pháp năng y tử thụ,
Hồi tâm chú thị khởi sinh thư.
Thiên trung nhật nguyệt hòa thu phục,
Trần lý bồng lai tĩnh tự như.
Thiết địch Lạc thành bằng nhất lộng,
Mai hoa tán lạc biến không hư.
Dịch nghĩa: Ngọa bệnh ở Trịnh Châu được bài thơ ca ngợi đền Lã Tiên của Vưu Đồng do người cùng sứ bộ sao lục nhân quên mình quê mùa tầm thường trước khi đi họa vần để lưu lại mối duyên
I.
Từ khi treo mũ ở Trường An ra đi,
Giỡn đùa với trời đất đến Trịnh thành.
Hạc chải áo lông vũ mộng trần đã xa,
Rồng ngậm nước bùa phép, kiếm sáng như sao đeo ngang lưng.
Bia lưu tiên cảnh nêu linh tích,
Hiên chọc mây thu đường chiêm ngưỡng pháp tướng,
Ôm bệnh nằm trong xe vội vã đến Nam Kinh.
II.
Cưỡi gió vượt hơn ngồi cỗ xe năm mây,
Đến chốn nào tùy duyên đều có thể ở được.
Thư thuốc phép chữa được cây đã chết,
Lời chú “Hồi tâm” là sách “cải tử hoàn sinh”.
Mặt trời mặt trăng trên trời đều thu phục được,
Cảnh Bồng Lai ngay tại cõi trần lòng tĩnh tự nhiên.
Thành Lạc sáo sắt thổi lên,
Hoa mai rụng tơi tả khắp hư không.
Chú thích
(1): Chú thích của tác giả Trịnh Hoài Đức: Trong đền có bia đá Tiên cảnh linh tích.
Hoài Anh dịch thơ
I.
Tư khi treo mũ Trường An,
Giỡn đùa trời đất bước sang Trịnh thành.
Áo lông hạc, mộng trần thanh,
Rồng ngậm nước phép, kiếm linh ngang sườn.
Bia lưu tiên tích chưa mòn,
Hiên cao vút đường mây vờn thảnh thơi.
Chưa được xem pháp tướng người,
Vội vàng xe ruổi trông vời Nam Kinh.
II.
Cưỡi gió vượt xe năm mây,
Tùy duyên ở đó hay đây mặc tình.
Thuốc làm cây chết hồi sinh,
Khiến người sống lại chú linh phép màu.
Vòm trời nhật nguyệt gồm thâu,
Bồng Lai nào có xa đâu trần hoàn.
Lạc thành sáo sắt tiếng lan,
Hoa mai rơi rụng ngập tràn hư không.
(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.