113 – Đăng Trường Sa Củng Cực lâu lưu đề

Nguyên tác chữ Nho (*)

Phiên âm

Bất phận cùng Nam hữu thử du,

Tinh sa trường hạ kháp đăng lâu.

Trúc bi trùng hữu chiêu linh điếu,

Mã trụy chung di Giả (1) phó sầu.

Nhạc trĩ vân phong thiên ngoại lộc, (2)

Quất khai yên thất thủy tiền châu.

Đình bôi nhật mộ quy phàm viễn,

Thi tứ tiêu tao cố quốc thu.

Dịch nghĩa: Lên lầu Củng Cực ở Trường Sa lưu đề

Không dám mong ở tận cùng phương Nam có được cuộc chơi này,

Giữa mùa hạ dài cát lóa như sao vừa dịp lên lầu.

Trúc buồn vì lại có cuộc điếu chiêu linh,

Ngựa xảy chân vẫn còn rớt lại cái sầu của Giả Nghị.

Núi đứng sừng sững mây phong chân núi phía ngoài trời,

Quất nở khói tan bãi sông phía trước.

Dừng chén trời tối buồm về xa tít,

Thi tứ tiêu tao nghĩ đến mùa thu nơi nước cũ.

Chú thích

(1): Giả Nghị (200-168 TCN) học giả lớn đời Hán. Bị gièm pha, phải truất ra Trường Sa.

(2): Chú thích của tác giả Trịnh Hoài Đức: Nhạc Lộc, Quất Châu đều ở phía bắc lầu. Nhạc Lộc là tên một ngọn núi ở phía bắc núi Hành Sơn, cảnh sắc xinh đẹp, trên núi có ngôi chùa cổ và bia cổ từ đời Hán, Tấn, nổi tiếng là nơi tuyệt thắng.

Hoài Anh dịch thơ

Đâu ngờ được cuộc chơi này,

Lên lầu giữa hạ cát bày như sao.

Tríc chiêu hồn khách Ly tao,

Ngựa xảy chân chạnh mối sầu Giả sinh.

Mây phong chân núi gập ghềnh,

Khói tan quất nở dăm cành bãi sông.

Chiều tà buồm hút bầu không,

Tứ thơ nước cũ muôn trùng sang thu.


(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.

Viết một bình luận

error: Content is protected !!