Nguyên tác chữ Nho (*)
Phiên âm
Y lâm vi tụ dã nhân gia,
Tắc Khái sơn điền tận nghệ qua.
Dương tủy hoành đê phan khổ đế,
Long can ấp vũ thổ hoàng hoa,
Phọc thân kiến ách tham viên dứu,
Thích khẩu vô ky nhàn lộ nha.
Trường ái miên miên kế điệt chước,
Đông Lăng (2) sự nghiệp mãn thiên nhai.
Dịch nghĩa: Ruộng dưa ở Tắc Khái
Nhà người dân dựa vào rừng tụ tập,
Ruộng núi ở Tắc Khái đều trồng dưa.
Đê như ruột dê nằm ngang, rễ đắng bò lan,
Đất như gan rồng mưa tưới nở ra hoa vàng.
Vượn khỉ tham ăn nên mắc vào dây trói,
Có quạ ăn cho thích khẩu không bị ràng buộc.
Thích nhất là cứ mãi ra quả dưa đẹt dưa gang,
Sự nghiệp của Đông Lăng mở khắp chân trời.
Chú thích
(1): Tắc Khái: ở phủ Phước Tuy (nay ở xã Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tày). Theo sách của Trương Vĩnh Ký, ở đây có cửa Tắc Khái, tục gọi là Cửa Lấp hay Giếng Bộng. Cửa biển này cách hướng đông tỉnh lỵ Biên Hòa 210 dặm, dân lựa nghề chài lưới và làm mắm muối mà sinh nhai.
(2): Đông Lăng: theo tích của Trung Quốc thì Thiệu Bình đời Tấn được phong Đông Lăn hầu, sau mất chức quan về trồng dưa, dưa ông ngon có tiếng.
Hoài Anh dịch thơ
Nhà dân tụ tập dựa rừng ngang,
Tắc Khái trồng dưa khắp ruộng làng.
Đê ruột dê bò lan rễ đắng,
Mưa, gan rồng tưới, nở hoa vàng.
Tham ăn vượn khỉ sa chăng trói,
Thích khẩu quạ cò chẳng giữ giàng.
Dưa đẹt dưa gang ra tiếp mãi,
Đông Lăng sự nghiệp mở thênh thang.
(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.