Nguyên tác chữ Nho (*)
Phiên âm
Hồi lan vạn khoảnh trọc như cam,
Diễn phái phân chi tự Cẩm đàm.
Tiểu độc giải hàm lưu biệt thất,
Trường giang ngạc dẫn thủy xoa tam.
Triều bình dị ngộ thuyền lai vãng,
Thụ ế tần phong lộ bắc nam.
Quá khách giới đồ chiêm nhật trắc,
Xả phàm thú trại thụy sơ hàm.
Dịch nghĩa: Vũng Gấm chia nhánh
Sóng dồn lại vạn khoảnh đục như nước gạo,
Chia ra các chi nhánh từ Vũng Gấm.
Mương nhỏ như cua bò chảy thành bảy nhánh,
Sông dài cá sấu dẫn tỏa ra ba dòng như chĩa ba.
Triều phẳng để làm lỡ thuyền qua lại,
Cây rậm luôn phong kín đường đo bóng mặt trời,
Bỏ buồm nghỉ lại ở trại lính thú ngủ vừa say.
Chú thích
(1): Cẩm Đàm: tục gọi là Vũng Gấm. Theo Đại Nam nhất thống chí thì vũng này ở hạ lưu sông Phước Bình, huyện Phước An. Vùng này sâu rộng, các dòng chảy đến, khi có mặt trời chiếu vào mặt nước chiếu như gấm, nên gọi như vậy. Duy dưới nước hiền lành ấy chứa rất nhiều sấu dữ, thường ăn thịt người, đến nay vẫn còn lưu lại câu nói “Dữ như cá sấu Vũng Gấm” hay là “Sấu Vũng Gấm”.
Ban đầu Cẩm Đàm sáp thuộc Biên Hòa. Sau cải về Gia Định, và đổi tên lại là Gia Cẩm, thuộc Long Thành, Đồng Nai ngày nay.
Hoài Anh dịch thơ:
Sóng dồn muôn khoảnh nước không trong,
Vũng Gấm chia chi tỏa khắp vùng.
Mương nhỏ cua bò tuôn bảy nhánh,
Sông dài sấu dẫn chĩa ba dòng.
Triều bằng dễ lỡ thuyền qua lại,
Lối rẽ luôn nhòa cây rợp phong.
Hành khách liệu đường đo bóng nắng,
Bỏ buồm trại lính ngủ thong dong.
(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.