Nguyên tác chữ Nho (*)
Phiên âm
Địa lâm Yên Triệu khống Tề Tần,
Nữu giải Tào gia thiết yếu tân.
Tự hứa Hán long năng tịnh dữ,
Bất đồ Tấn mã phản đề nhân. (2)
Ca tàn Đồng Tước (3) phiêu lân ngõa,
Vọng đoạn Tây Lăng thuộc chiến trần.
Thiên tải truy tư nghi trủng sự, (4)
Phân hương hà hữu phiến tình chân. (5)
Dịch nghĩa: Nghiệp trung
Đất ở vào Yên Triệu khống chế Tề Tần,
Vùng bản lề Tào Tháo đã trộm lấy bến quan trọng này.
Tự hứa có thể cùng rồng Hán cả hai làm vua,
Bất đồ ngựa Tấn đá ngược người.
Tiếng ca tàn đài Đồng Tước bay tunng ngói vẩy cá,
Nhìn đứt con mắt đất Tây Lăng ở trong bụi chiến tranh.
Nghìn năm còn suy nghĩ về chuyện ngôi mộ giả,
Ba bà vợ phải chia nhau đi ba nơi, như thế làm gì có tấm chân tình.
Chú thích
(1): Nghiệp: Nghiệp thành là kinh đô của nước Ngụy thời Tam Quốc.
(2): Ba nước Ngụy, Thục, Ngô ở cái thế chia ba chân vạc, cuối cùng Tấn diệt được cả ba nước, thống nhất Trung Quốc.
(3): Theo tích xưa, Tào Tháo đánh ngô có ý định bắt hai nàng Đại Kiều và Tiểu Kiều về cho ở đài Đồng Tước, vui hưởng tuổi già.
(4): Trước khi chết Tào Tháo cho xây 70 ngôi mộ giả để người ta không biết mộ thật ở đâu.
(5): Tương truyền sau khi Tào Tháo chết, ba bà vợ Tào Tháo phải chia nhau đi ba nơi thêu giày dép kiếm ăn.
Hoài Anh dịch thơ
Ôm Yên Triệu, hiếp Tề Tần,
Họ Tào chiếm lấy đất căn cứ này.
Sánh đôi với Hán rồng bay,
Bất đồ ngựa Tấn đá ngay lộn nhào.
Đài Đồng Tước gạch ngói tiêu,
Nhìn Tây Lăng đã ngập màu lửa binh.
Chuyện mộ giả đáng bêu danh,
Vợ chia ba ngả, hỏi tình có đâu?
(*): Tôi chưa tìm được bản gốc chữ Nho, sẽ bổ sung sau.