Một số độc giả tinh tường hẳn đang nghĩ Naomi và tôi đã ở trên mức bạn bè. Nhưng thực ra không phải vậy. Nhiều tháng trôi qua, đúng là có sự đồng điệu thầm kín lớn lên giữa chúng tôi. Song nào phải chỉ vì Naomi là thiếu nữ mười lăm còn tôi là một chàng ”quân tử” đứng đắn không có chút kinh nghiệm nào với đàn bàn, tôi còn cảm thấy có trách nhiệm với sự trong trắng của Naomi nên không thể để cho một khoảnh khắc bốc đồng đẩy mình đi quá giới hạn của sự đồng điệu đó. Ý niệm Naomi sẽ trở thành người đàn bà duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến chuyện kết hôn dĩ nhiên dần bắt rể trong đầu tôi, mà kể cả khi có người khác đi chăng nữa tôi không muốn nông nỏi chủ động trước hoặc chủ động theo cách có thể làm tổn thương cô bé.
Mùa xuân năm sau đó – ngày 26 tháng Tư năm Naomi mười sáu tuổi, quan hệ giữa chúng tôi bước vào một giai đoạn mới. Tôi nhớ ngày chính xác vì vào khoảng thời gian đó – không, từ khi chúng tôi bắt đầu dùng bồn ngâm để tắm – tôi bắt đầu viết nhật ký lưu lại mọi điều về Naomi khiến tôi để ý. Thân thể cô bé phát triển nữ tính nổi bật mỗi ngày. Như một người vừa lên chức bố mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh với những ghe chép kiểu “Cười lần đầu tiên” hoặc ”Nói tiếng đầu đời”, tôi ghi lại mọi việc mình nhận thấy. Thỉnh thoảng tôi vẫn giở ra xem lại. Đây là những dòng viết ngày 21 tháng Chín vào mùa thu năm Naomi mười lăm tuổi:
Tám giờ tối, mình tắm cho Naomi trong bồn ngâm. Bé con vẫn còn cháy nắng từ hôm tắm biển, cả người đen nhẻm, trừ vùng da mặc đồ bơi. Mình cũng đen đi, nhưng da Naomi vốn trắng nên nhìn tương phản rõ rệt hơn. Không mặc gì mà nhìn em nó như đang mặc đồ vậy. Mình bảo Naomi: “Em trông như con ngựa vằn ấy!” Cô bé cười.
Khoảng một tháng sau, ngày 17 tháng Mười, tôi viết:
Lớp da ngăm đang mờ dần, cũng không bị tróc thêm nữa. Thậm chí bây giờ coi còn đẹp và mịn màng hơn trước. Lúc mình rửa cánh tay Naomi, cô bé nhìn theo những bong bóng xà phòng đang tan và trôi tuột trên làn da cô bé. Tôi bảo ”Đẹp nhỉ.” Cô bé bảo “Đẹp quá phải không anh?” xong bồi thêm, ”Ý em là bong bóng xà phòng đó mà.”
Ngày 5 tháng Mười Một:
Hôm nay tụi mìn dùng thử cái bồn tắm kiểu Tây lần đầu tiên. Không quen nên Naomi bị trượt tùm lum, cười khanh khách. Tôi kêu cô bé là ”Bé bự”, cô bé gọi tôi là ”Papa”.
Từ đó thỉnh thoảng chúng tôi xưng hô là ”bé” với ”papa”. Lúc nào cần nịnh tôi để xin xỏ, Naomi cũng ọi tôi là ”Papa”.
Hành trình trưởng thành của Naomi là cái tực tôi đặt cho tập nhật ký. Tất nhiên tôi chỉ viết về mỗi Naomi. Không bao lâu sau tôi mua một cái máy ảnh và chụp chân dung Naomi, trông cô càng giống Mary Pickford ở những góc chụp và với ánh sáng khác nhau. Tôi dán ảnh vào chỗ này chỗ kia trong nhật ký.
Nhưng cuốn nhật ký đã đưa tôi đi lệch hướng. Theo như nhật ký ghe chép thì tôi và cô bé bắt đầu một mối quan hệ sâu sắc hơn vào ngày 26 tháng Tư, một năm sau khi chuyển đến Omori. Vì giữa hai đứa đã có mối đồng điệu thầm kín nên mọi diễn ra trong yên lặng và tự phát. Không ai chủ động và hầu như chẳng nói một từ. Cuối cùng cô bé ghé miệng vào tai tôi.
”Joiji, đừng bao giờ rời xa em nhé.”
”Rời xa em? Tuyệt đối không. Em chớ lo việc ấy. Có lẽ em đã thấu hiểu lòng anh rồi.”
”Dạ đúng.”
”Em biết lâu chưa?”
”Xem nào, đã bao lâu rồi nhỉ?”
”Hồi anh bảo sẽ chăm sóc cho em, em thấy anh thế nào? Em có nghĩ anh tính rốt cuộc sẽ cưới em không?”
”Vâng, em nghĩ anh định làm thế.”
”Vậy em nhận lời đến với anh vì em sẵn lòng làm vợ anh phải không nào?”
Không cần đợi cô bé trả lời, tôi lấy hết sức bình sinh ôm trọn lấy cô. ”Cám ơn Naomi, cám ơn nhé. Em đã hiểu. Bây giờ anh sẽ hoàn toàn thành thật với em. Anh cưa bao giờ nghĩ rằng em sẽ tiến gần đến người con gái lý tưởng của anh như thế. Anh may mắn quá. Anh sẽ luôn yêu em … chỉ mình em thôi … Anh sẽ không như những người chồng khác, anh sẽ không bạc đãi em. Anh sống vì em. Em chịu khó học hành và trở thành một người phụ nữ thanh lịch nhé, rồi muốn gì anh cũng chìu.”
”Dạ, em sẽ học thật chăm. Em sẽ trở thành người phụ nữ anh mong muốn, em xin hứa.” Đôi mắt cô bé rưng rưng và tôi cũng bắt đầu sụt sùi. Chúng tôi nói chuyện cả đêm về tương lai.
Không lâu sau tôi dành ngày cuối tuần ở nhà và kể cho mẹ nghe về Naomi. Cô một số lý do để báo cáo sớm với mẹ. Tôi mu61n trấn an Naomi bởi cô bé có vẻ e ngại phản ứng của gia đình tôi còn tôi cũng mong mọi việc được công khai. Tôi trình bày với mẹ về quan niệm hôn nhân của mình sao cho dễ hiểu với một người luống tuổi, giải thích với bà tại sao tôi lại muốn lấy Naomi. Mẹ luôn hiểu và tin tưởng tôi. Bà chỉ nói: ”Nếu muốn thì con cứ lấy nó. Nhưng xuất thân con bé từ gia đình như vậy thì có thể trong tương lai sẽ gặp phiền toái. Cẩn trọng nhé con.”
Chúng tôi quyết định chờ hai, ba năm trước khi công bố chuyện kết hôn nhưng tôi muốn đi đăng ký kết hôn với Naomi ngay tấp lự.Tôi đến Senzoku để thương lượng với mẹ và anh trai cô bé. Như lần trước, họ bàng quan và mọi việc đều trôi chảy. Tuy hai người đó thờ ơ nhưng họ không phải kẻ xấu, vả lại họ cũng không nói gì co thấy biểu hiện kích động bởi lòng tham.
Mối quan hệ của chúng tôi phát triển nhanh chóng sau đó. Chưa ai biết về sự thay đổi này và bề ngoài hai đứa vẫn đơn thuần là bạn bè. Nhưng theo luật pháp thì chúng tôi đã thành vợ chồng, chả có gì để giấu diếm.
Một hôm tôi bảo: ”Naomi à, cứ sống với nhau như bạn bè, được không?”
”Vậy anh sẽ gọi em là Naomi nhỉ?”
”Tất nhiên. Nhẽ nào anh gọi em là ‘bà xã’?”
”Không, em không chịu đâu.”
”Còn anh sẽ luôn làla2anh Joji’ phải không nào?”
”Chứ còn gì. Nếu không em gọi anh sao giờ?”
Naomi nằm trên ghế sofa với một bông hồng trong tay. Cô bé ấn hoa vào môi rồi mân mê nó một lát, sau đó bỗng bảo: ”Joji?” Naomi mở rộng ánh tay, thả tơi bông hồng và ôm lấy đầu tôi.
”Naomi yêu dấu ơi!” Toi thở hổn hển dưới ống tay áo cô bé. ”Naomi em yêu, anh không chỉ yêu mà còn tôn thờ em. Em là báu vật của anh. Em là viên kim cương mà anh tìm thấy và mài dũa. Anh sẽ mua bất cứ thứ gì làm em đẹp hơn. Lương lậu anh đưa em hết.”
”Thôi thôi, cần gì phải thế. Học tiếng Anh và học nhạc với em quan trọng hơn.”
”Ừ, ừ nhỉ. Anh sẽ mua đàn dương cầm cho em sớm. Em sẽ trở thành một cô tiểu thư, không ngại chơi với người Tây.”
Tôi thường dùng những lời như ”chơi với Tây” hay ”giống Tây”. Rõ ràng điều đó làm Naomi hài lòng: ”Anh nghĩ sao?” Cô bé bảo, thử làm biểu cảm khác nhau trong gương. ”Anh thấy em như này có giống Tây không?” Rõ là Naomi đã nghiên cứu điệu bộ các cô đào Tây khi chúng tôi đi xem phim, vì cô bé bắt chước họ đến là giỏi. Trong một khoảnh khắc Naomi có thể nắm bắt tâm trạng và thần thái riêng của một nữ minh tinh. Cô bảo: Pickford cười như thế này này, Pina Menichelli liếc mắt thế này này, Geraldine Farrar cột tóc thế này này. Thả tóc ra rồi Naomi làm lại theo kiểu này kiểu kia.
”Khéo quá, khéo hơn cả diễn viên. Khuôn mặt em trông Tây lắm.”
”Vậy hả? Tây ở chỗ nào?”
”Mũi này, răng này.”
”Răng em hả?” Cô bé nhe răng ra nhìn vào gương. Hàm răng đẹp tuyệt, đều tăm tắp và sáng bóng.
”Mà này, em không giống người Nhật bình thường, quần áo truyền thống không hợp với em. Nếu em mặc quần áo Tây thì sao nhỉ? Hao85c quần áo kiểu Nhật cách tân ấy?”
”Là kiểu gì?”
”Trong tương lai phụ nữ sẽ ngày càng năng động hơn. Những bộ đồ nặng nề, bó chặt đàn bà mặc bây giờ sẽ không còn phù hợp nữa.”
”Kimono ống tay ngắn đi với thắt lưng thường thì sao?”
”Thế cũng được. Cái gì cũng ổn miễu là độc đáo. Anh không biết có quần áo kiểu gì mà không phải Nhật, Tàu hay Tây không …”
”Nếu có thì anh mua cho em nhé?”
”Hẳn ro62i. Anh sẽ kiếm đủ loại quần áo cho em, chúng mình sẽ thay kiểu mỗi ngày. Em không cần mặc đồ mắc tiền. Cứ vải muslin hoặc tơ lụa bình thường là ổn. Chỉ cần kiểu dáng độc đáo là được.”
Sau cuộc thảo luận đó, chúng tôi thường đến các tiệm vải và trung tâm thương mại để tìm vải. Chủ nhật nào chúng tôi cũng đi Mitsukoshi và Shirokiya đều như vắt chanh. Nhưng để tìm được loại hoa văn vừa mắt thật khó, vì cả hai đứa đều không bằng lòng với quần áo đàn bà thông thường. Loại vải kiện phổ thông thôi chẳng kể đến, chúng tôi đến chổ những tiệm buôn vải bông, hàng bán thảm và cả những cửa hàng chuyên vải vóc phương Tây nữa. Thậm chí chúng tôi đi Yokohama cả ngày, lê la khắp tiệm này đến tiệm kia ở khu phố Tàu và cửa hàng đồ khô trong khu nhà của người ngoại quốc, xới tung lên để tìm loại vải vóc ưng ý. Chúng tôi xăm soi quần áo người Tây Dương khi lướt qua họ trên phố, ngắm nghía từng ô cửa kính trưng bày. Hễ có gì khác lạ là một trong hai đứa reo lên: ”Kìa, bộ kia trông thế nào?” Chúng tôi phi vào cửa hàng, bảo người ta cho xem loại vải trưng ngoài tủ kính xem có hợp với Naomi không bằng cách bảo cô lấy cằm giữ ướm quanh người. Chúng tôi vui vẻ đi dạo, ngắm nghía như thế ngay cả khi chẳng định mua bán gì.
Ngày nay phụ nữ hợp thời là phải may kimono mùa hè bằng voan cotton, organdy, georgette, nhưng Naomi và tôi dễ thường đã tiên phong sử dụng chất liệu đó. Vì lý do nào đấy mà những chất vải này rất hợp với Naomi. Chúng tôi không hứng thú với kimono truyền thống. Thay vào đó, cô dùng vải ấy may loại kimono tay hẹp, pyjama và áo choàng nhìn như đồ ngủ. Thỉnh thoảng Naomi chỉ quấn mảnh vải quanh người rồi cài lại bằng kẹp tóc. Mặc một trong những bộ như thế, cô nàng diễu quanh nhà, đứng trước gương còn tôi thì chụp hình. Nửa kín nửa hở trong at61m vải xuyên thấu màu trắng, hồng, tím oải hương, Naomi đẹp như một đóa hoa nở trong bình. ”Thử làm dáng thế này hay thế này xem.” Tôi náo. Kéo Naomi lên, đặt Naomi xuống, bảo cô bé ngồi hoặc đi lại, tôi ngắm cô cả ngày.
Cứ thế, chỉ trong một năm tủ quần áo của Naomi phình to vĩ đại. Cô không thể chứa hết áo quần trong phòng mà vừa phải treo vừa phải cuộn lại thành đống chất khắp nơi. Mua tủ cũng được thôi nhưng làm thế sẽ anh hưởng tới ngân sách dành cho trang phục, với lại cũng chẳng cần phải giữ gìn quần áo của cô nàng quá cẩn thận như vậy. Quần áo của Naomi nhiều nhưng toàn những món rẻ tiền nhanh cũ. Cứ trải ra nhìn cho dễ thử và pối hợp khi có hứng cho nó tiện. Quần áo cũng xem như đồ trang trí cho các phòng. Xưởng vẽ bây giờ nhìn như phòng đạo cụ ở nhà hát, quần áo vất vưởng khắp nơi – trên ghế, trên sofa, trong góc, cả trên cầu thang và lan can chỗ ngồi lô. Hầu hết đều là đồ bẩn vì Naomi có thói quen mặc trực tiếp lên người không cần đồ lót và chúng tôi cũng chả giặt những quần áo đó bao giờ.
Phần nhiều quần áo kiểu dáng đều quái dị đến mức Naomi chỉ có thể mặc một nửa ra khỏi nhà. Bộ yêu thích mà cô hay mặc khi chúng tôi đi chơi là kimomo hai lớp bằng sa-tanh chần bông và một chiếc áo khoác theo bộ. Cả áo khoác và kimono tuyền một màu đỏ đun, đồng màu với quai dép và đai áo khoác. Những chi tiết khác như phần cổ áo, obi (thắt lưng bản lớn trong trang phục kimono truyền thống của Nhật), lớp lót áo kimomo, phần mép thay áo và viền đều màu lơ nhạt. Đai obiage (thắt lưng bản nhỏ, thắt phía trên obi) cũng được làm bằng sa-tanh mỏng, Naomi thường thắt cao và chặt trước ngực. Trên cổ, Naomi mua một chiếc ruy-băng chất liệu na ná sa-tanh đeo vào. Naomi hay mặc bộ này khi chúng tôi đi xem hát buổi tối. Mọi người đều ngoái nhìn cô nàng sải bước trên hành lang nhà hát Yarakuza hoặc nhà hát Đế Quốc trong chất liệu lung linh đó.
”Không biết cô ta là ai nhỉ?”
”Diễn viên chăng?”
”Con lai Ấu – Á?”
Nghe thấy những tiếng xì xào, chúng tôi kiêu hãnh tiến về phía họ.
Mới ăn bận như thế mà dân tình đã xôn xao thì Naomi thật khó lòng diện những thiết kế táo bạo hơn của mình ra đường dù có thích chơi trội thế nào chăng nữa. Quần áo chỉ là những loại bao bì, những vỏ bọc khác nhau mà tôi khoác lên mình Naomi khi chúng tôi về nhà để tôi được ngắm nghía cô. Có lẽ cũng như chúng ta thử cắm một bông hoa đẹp vào cái lọ này rồi cái lọ khác thôi. Chuyện này đâu có gì đáng ngạc nhiên. Naomi vừa là vợ tôi vừa là một con búp bê, một món đồ trang trí quý hiếm và giá trị. Ở nhà cô không bao giờ mặc quần áo thường. Bộ quần áo mặc nhà đắt đỏ của Naomi là một bộ suit nhung đen đủ sơ mi, quần tây, áo vest mà cô nàng bảo là lấy cảm hứng từ trang phục của một người đàn ông mặc trong bộ phim Mỹ đã xem. Khi mặc bộ ấy với mái tóc búi cao giấu trong mũ lưỡi trai, Naomi trông gợi cảm như một con mèo. Cả hè lẫn đông (chúng tôi có mở lò sưởi trong phòng), Naomi chỉ mặc mỗi một chiếc váy rộng hoặc áo tắm. Cô nàng có vô số dép, gồm cả những chiếc dép thêu từ Trung Quốc. Cô nàng lại còn toàn mang dép với tất nữa.